VĂN HÓA LÀ GÌ? - Trang 27

của giai-cấp ấy là đại biểu cho nguyện vọng của toàn-thể dân Trung-quốc
khốn khổ dưới sự tương tranh và dày xéo của bọn quý-tộc chư-hầu. Các-
Mác mà thế-giới xem là người lãnh-tụ đầu tiên của dân chúng nghèo khổ
không phải chỉ bo bo bênh vực quyền lợi thiển cận của dân chúng nghèo khổ
mà chính là bênh vực quyền lợi chung của con người, loài người. Nhưng
hiện nay chỉ có dân chúng nghèo khổ là mang nổi cái sứ mệnh giải thoát loài
người, cho nên Các-Mác tự nguyện đứng về phe dân chúng nghèo khổ, tức
là phe loài người vậy. Ý nghĩa của tự-do là thế. Nhà trí-thức chỉ có thể tự-do
cách ấy, chứ không tự-do như lối Rô-manh Rô-lăng (Romain Rolland) chủ
trương trong bài tuyên ngôn độc-lập của tinh thần. Tự-do độc-lập không
phải chỉ là chỉ biết phụng sự tinh thần vì chính tinh thần có cái sứ mệnh cao
quý gì đâu. Tinh thần có thể vượt lên trên những điều kiện thực-tế mà hoạt
động, mà phát triển được đâu ! Tự-do độc-lập chỉ là tự mình không để cho
tinh thần bận bịu đến những quyền lợi riêng tư và bộ phận để nhìn thấu được
cái lợi ích chung, cái lẽ phải của thời đại, cái lẽ phải do những điều kiện của
xã-hội trong thời đại ấy hạn định. Người ta thường so sánh cái tự-do của nhà
trí-thức với cái tự-do của con tằm – dù thiên hạ không dùng tơ nữa, con tằm
vẫn cứ nhả tơ cho đến cùng – để tỏ rằng nhà trí-thức sáng-tạo không kể gì
đến lợi. Nhưng muốn cho sự so sánh được đầy đủ, chúng ta phải nói thêm
rằng con tằm nhả tơ chỉ vì thiên chức của nó là nhả tơ, không cái gì bắt buộc
nó, nhưng nó chỉ nhả tơ khi nó được ăn lá dâu, và được sống trong điều kiện
thích đáng, chứ nếu bỏ nó ra giữa mưa gió thì nó phải chết, hay nó ăn lá gì
khác thì nó chẳng có thể nhả tơ. Cái tự-do của con tằm cũng chỉ là cái tự-do
có điều kiện. Nhưng trong cái hạn độ tự-do có điều kiện ấy, nhà trí-thức nào
cũng có thể vượt lên khỏi những quyền lợi cá nhân và giai-cấp mà hành
động được. Khi thân thể họ không bị dây xiềng quyền lợi ràng buộc, tâm
não họ không bị cái khuôn quyền lợi đúc nặn, mắt họ không bị bức màn
quyền lợi che bịt, thì họ có thể nhìn thấu qua được những hiện tượng mà
thấy chân tướng của thực tại. Những bực thiên tài, những nhà sáng-tạo chân
chính – những nhà tiên-tri tiên-giác – thì thường có thể do một vài tiên-triệu
mà kẻ thường không nhận ra, nhưng trực giác hay trí tuệ sáng suốt của họ có
thể cảm thấy trước mọi người, mà nhìn rõ được cả đường lối và bề thế biến

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.