VĂN HÓA LÀ GÌ? - Trang 26

thoảng có một vài người thông minh và tài hoa lỗi lạc, phải làm ăn khó
nhọc, không có cơ hội thuận tiện để luyện tập tinh thần, cho nên rất khó
thành nhà trí-thức. Những kẻ xuất thân ở giai-cấp hữu-sản tự nhiên là bị
những quyền lợi của giai-cấp mình chi phối. Một số nữa xuất thân tự các
tầng lớp tiểu tư-sản phần nhiều cũng vì những quyền lợi của giai-cấp thống-
trị hấp dẫn. Vì thế mà phần đông những người trí-thức chuyên môn, có khi
là cố ý, có khi là vô tâm, làm những nhà chuyên môn bênh vực quyền lợi
của giai-cấp thống-trị. Những ý-niệm họ phát biểu và truyền bá, Các-Mác
gọi là những « ý-niệm một thời », chính là những ý-niệm của giai-cấp thống-
trị, tức Các-Mác, gọi là ý-thức-hệ thống-trị. Hạng trí-thức ấy, bị ràng buộc
bởi quyền lợi của giai-cấp, bị chi phối bởi hoàn cảnh xã-hội, tất nhiên không
thể có được cái tự-do của tinh thần như người ta thường tưởng. Họ không
thể có tự-do để sáng-tạo mà chỉ đủ có tài để thừa hưởng và truyền bá mà
thôi. HENRI DE MAN cho hạng ấy là hạng trí-thức « tiêu-thụ văn-hóa »,
trái với một số ít trí-thức « sản-xuất văn-hóa » là những nhà sáng-tạo văn-
hóa mà ngày xưa người ta gọi là thánh hiền.

Hạng trí-thức sáng-tạo này, vô luận họ xuất thân ở giai-cấp nào dù họ

xuất thân ở giai-cấp thống-trị như Thích-Ca, như Khổng-Khưu, như Các-
Mác và Ăng-Ghen (Engels), họ cũng không bị xiềng xích của giai-cấp ràng
buộc, nên họ không thấy quyền lợi của giai-cấp mà chỉ thấy quyền lợi của
con người. Những người này, như chúng ta thấy, chỉ biểu hiệu những cảm
tình nguyện vọng âm thầm của dân chúng đương thời, tất sự sáng-tạo của họ
cũng phải theo điều kiện của xã-hội, thì họ cũng không có thể tuyệt đối tự-
do được.

Nhưng so với những nhà trí-thức hạng trên, thì hạng trí-thức sáng-tạo

này tự-do nhiều lắm. Cái tự-do của họ là không để cho quyền lợi cá nhân và
quyền lợi giai-cấp kiềm chế, tự thoát ra ngoài vòng « cương-tỏa » ấy mà
nhận được rõ ràng con đường tiến-triển của xã-hội, nhận được rõ ràng quyền
lợi chung của loài người, vì tinh thần đại đồng của họ nhìn thấy được cả
toàn-thể của thực-tế. Khổng-Khưu sở dĩ đứng về phe kẻ sĩ, tức là phe tân địa
chủ ở đời Xuân-thu ở Trung-quốc là vì bấy giờ nguyện vọng hòa-bình trật-tự

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.