hóa của xã-hội giai-cấp nầy, tinh thần khoa-học không thể phát triển triệt để
được. Dân chúng nghèo khổ trong cuộc tranh đấu để dành lấy chủ quyền,
chính là cốt dành lấy quyền văn-hóa để khôi phục địa vị và công dụng chân
chính của khoa-học. Bởi vậy chúng ta có thể nói rằng văn-hóa mới mà dân
chúng đương sáng-tạo là văn-hóa chân chính khoa-học, hoàn toàn khoa-học.
Văn-hóa là của chung của dân chúng. Nhưng ở trong xã-hội tư hữu tài
sản và giai-cấp tranh đấu, văn-hóa đã bị chiếm làm của cá-nhân và giai-cấp.
Ngày nay dân chúng vận động để dành lấy quyền văn-hóa tức là để đem
văn-hóa làm tài sản chung. Ở trong xã-hội mới do dân chúng xây dựng, văn-
hóa sẽ không bị ai tư chiếm được. Văn-hóa do dân chúng chủ trương ấy sẽ
chú trọng đặc biệt về sự thỏa mãn nhu-yếu và yêu-cầu của đại đa số dân
chúng là phần tử xưa nay vẫn bị hy sinh, cho nên đặc tính của nó là xã-hội
và dân chúng. Tuy nhiên chúng ta đừng tưởng rằng trong văn-hóa dân-
chúng-hóa và xã-hội-hóa, cá-nhân sẽ bị hy sinh. Không, khi văn-hóa đã
thành của chung của xã-hội, thì không cá-nhân nào, không giai-cấp nào có
thể đứng riêng mà đè nén bóc lột người khác, thế thì người nào cũng có đủ
điều kiện để tự phát triển. Cá-nhân sẽ không gặp những trở ngại do cá-nhân
khác mà có thể phát triển rất tự-do và đầy đủ, ở trong hoàn-cảnh xã-hội rất
thuận tiện.
Chúng ta đã biết rằng xưa nay văn-hóa hoạt động trong những xã-hội
riêng và địa-phương riêng, từ những đoàn-thể đầu tiên là những hỗn-quần
đến những thị tộc, những gia-tộc, những dân tộc. Thế giới ngày nay đại khái
gồm các dân-tộc làm đơn vị. Vì sự sinh hoạt riêng biệt, nên văn-hóa của mỗi
dân-tộc có những tính chất riêng. Nhưng với sự ứng dụng khoa-học, sự lợi
dụng máy in, hơi nước, điện khí, cùng các lợi khí giao thông khác, các dân-
tộc trên thế giới đã liên lạc mật thiết thành một đoàn. Tổ-chức chính-trị cũng
vượt qua biên giới dân-tộc mà thành những tổ-chức liên-bang, đế-quốc, hoặc
quốc-tế liên-minh. Tổ-chức lao-động đã thành một đoàn-thể bao trùm toàn
thế-giới. Về kinh tế, tài-chính, tư-tưởng, xã-hội cùng tất cả các phương diện
văn-hóa, loài người đã vượt qua thời đại địa phương mà đến thời đại thế-
giới, cho nên văn-hóa mới lại có một đặc tính nữa là thế-giới hóa. Nhưng cơ