III. BÀN LẠI VỀ QUAN NIỆM VĂN-HÓA
(Văn-hóa – Văn-minh – Ý-thức-hệ – Sáng-hóa – Giáo-hóa)
NHÂN các cuộc hội họp, tôi nhận thấy rằng chúng ta cần phải trở lại
vấn đề định nghĩa chữ văn-hóa một lần nữa để bàn thêm ít nhiều chi tiết mà
ở hai đoạn trước tôi bàn chưa được kỹ càng.
VẤN ĐỀ DÙNG CHỮ
Trước hết tôi xin chỉ rõ nguyên ủy chữ « Văn-hóa ». Ai cũng biết chữ
Văn-hóa chúng ta mượn của người Trung hoa. Họ dùng chữ ấy để dịch hai
danh từ thông dụng trong tiếng Pháp là Culture và Civilisation, hay trong
tiếng Anh là Culture và Civilization, tương đương với chữ Kultur của tiếng
Đức. Muốn tìm nghĩa chữ văn-hóa, trước hết chúng ta phải tìm nghĩa mấy
chữ tây đã.
Chúng ta hãy bắt đầu tìm nghĩa chữ Civilisation. Sách từ-điển của
người Pháp mới nhất là sách Larousse du XX
e
siècle giải nghĩa rằng :
« Theo nghĩa rộng nhất thì chữ civilisation chỉ một tổng-thể phức hợp tương
đương với những ý-niệm và những tập quán của người ta sống trong xã-
hội… Có bao nhiêu đoàn-thể có tổ-chức là có bấy nhiêu civilisations, mà
nguồn gốc của civilisation tức là nguồn gốc của xã-hội… Trái với les
civilisations (số nhiều) thì có « la civilisation » (số ít) – đây là nghĩa hẹp –
trái với một trạng thái xã-hội nào, thì có một trạng thái nhất định nào biểu
hiện những đặc tính theo một trình độ lần lần tiến hóa cao hơn… »
Chữ Civilization trong tiếng Anh cũng đồng nghĩa với chữ Civilisation
trong tiếng Pháp, cũng có nghĩa rộng và nghĩa hẹp, tương đương với chữ
Kultur trong tiếng Đức.
Chữ Civilisation và Civilization mà người Pháp và người Anh thường
hay dùng theo nghĩa rộng, ví như chữ civilisation trong các bài và các sách
của F. Sartiaux
. Nhưng về nghĩa ấy thì hai chữ ấy lại thường thông dụng