VĂN HÓA LÀ GÌ? - Trang 42

trạng thái sinh hoạt vật chất và tinh thần đi nữa, người ta cũng vẫn có
khuynh hướng muốn thu hẹp văn-hóa vào phạm vi tinh thần thôi. Bởi thế mà
sinh ra cái quan niệm cho văn-hóa là gồm những giá-trị tinh thần hay những
ý-thức-hệ như chúng ta vừa thấy. Song người ta lại phải đem cái quan niệm
hẹp hòi thiên lệch ấy dung hòa với cái quan niệm văn-hóa chung, cho nên
chúng ta thấy phát sinh một cái quan-niệm văn-hóa gồm hai mặt. Ở Tây-
phương thì quan niệm ấy tương đương với sự cộng tồn của hai chữ culture
và civilisation mà chúng ta đã biết là thông dụng. Song, dẫu trong sự dùng
thường, người ta vẫn không hề phân biệt hai chữ ấy, mà mỗi khi muốn bàn
thấu triệt thì người ta lại cho rằng hai chữ ấy chỉ hai trạng thái hoặc hai lịch
trình khác nhau. Nietzsche và nhiều nhà tư tưởng nước Đức thì cho rằng
culture và civilisation là hai hiện tượng biểu hiện hai phương diện riêng và
khác nhau của một lịch trình chung, một bên là quan năng sáng-tạo
(culture), một bên là quan năng hưởng thụ (civilisation). H. de Man là một
nhà học giả nước Bỉ lại muốn thay vào hai danh từ mới là quan năng sản-
sinh
(culture) và quan năng tiêu-thụ (civilisation). Chữ trên là chỉ một lịch
trình sáng-tạo những giá-trị mới, tức nó gồm tất cả những sáng tác của tinh
thần ; chữ dưới là chỉ một lịch trình tiêu-thụ những giá-trị có sẵn, tức nó
gồm những phương thức sinh hoạt của người ta ở trong xã-hội. Cái quan
niệm ấy cho rằng văn-hóa theo nghĩa rộng là gồm hai lịch trình, không phải
là kế tiếp mà là cộng tồn : lịch trình sản sinh văn-hóa, tức là lịch trình
sáng-tạo và tiến-triển của văn-hóa, và lịch trình tiêu-thụ văn-hóa, tức là
lịch trình hưởng thụ và bảo thủ của văn-hóa. Tương đương với hai quan
năng ấy H. de Man phân biệt các nhà trí-thức có thiên tài sáng-tạo những
giá-trị mới để làm cho xã-hội loài người tiến-triển không ngừng, một hạng là
vô số những nhà trí-thức chỉ dùng thông minh và tài năng để hưởng thụ, để
giữ gìn những giá trị văn-hóa sẵn có, khiến nó thể hiện thành phương thức
sinh hoạt cố định.

Nhưng thực ra, trong ý kiến của các nhà tư tưởng nước Đức và nước Bỉ

về văn-hóa như tôi vừa dẫn đó, chúng ta nhận thấy họ chỉ phân tích cái hiện
tượng chung là hiện tượng văn-hóa của loài người thành hai lịch trình :
sáng-tạo (création, production culturelle) và hưởng thụ (jouissance,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.