consommation culturelle), chứ họ vẫn nhận văn-hóa là một « khái niệm tổng
thể (un concept total) tương đương với một thái độ nhất định của con người
đối với hoàn cảnh do những qui luật tập thể qui định… là một hình thức
chung của sự sinh hoạt, mà sự hoạt động kinh tế và chính trị chỉ là một
phần, cũng như sự sản-xuất khoa-học và nghệ thuật cũng chỉ là một phần
thôi »
. Chữ culture họ đã dùng để biểu hiện cái khái niệm toàn-thể, mà
đồng thời cũng dùng để biểu hiện cái khái niệm bộ phận chỉ riêng sự sáng-
tạo văn-hóa. Cứ quan niệm ấy thì chữ culture mà ta dịch là văn-hóa, theo
nghĩa rộng là chỉ cả cái trạng thái sinh hoạt chung của xã-hội, mà theo nghĩa
hẹp thì nó lại chỉ lịch trình sáng-tạo văn-hóa hay nói cho gọn là lịch trình
sáng-hóa mà thôi. Chúng ta không thể nói rằng lịch trình sáng-hóa là tất cả
văn-hóa được.
VĂN-HÓA VỚI GIÁO-HÓA
Hai danh từ culture và civilisation mà người Đức và người Bỉ phân
biệt như tôi vừa thuật, thì người Pháp và người Anh phân biệt một cách
khác. Người Anh và người Pháp, như tôi đã nói ở mục về vấn đề dùng chữ,
thường dùng hai chữ này theo một nghĩa như nhau. Nhưng khi nào muốn
dùng chữ tách bạch thì họ lại dùng chữ civilisation để chỉ cái lịch trình sáng-
tạo và phát triển văn-hóa của xã-hội (theo nghĩa này họ cũng thỉnh thoảng
dùng chữ culture), và chữ culture để chỉ cái lịch trình hưởng dụng văn-hóa
của cá nhân. Theo nghĩa ấy, ông J. Hademard, một nhà bác học nước Pháp
có chân trong viện Institut, đã nói rằng : « Culture là một sự giáo-hóa
(formation), một sự luyện tập tinh thần (entraînement de l’esprit) »
…
Culture hiểu theo cách ấy, có thể tạo thành một hạng người thượng lưu có
năng lực tinh thần để tham dự vào văn-hóa của nước Pháp và văn-hóa của
nhân loại
. Hiểu như thế thì vấn đề culture chỉ là một vấn đề giáo-hóa cá-
nhân mà thôi. Người mình vốn cho rằng chữ văn-hóa là tương đương với
chữ culture của người Pháp và người Anh, mà lại thấy người Pháp và người
Anh hay dùng chữ culture theo nghĩa giáo-hóa ấy, cho nên mỗi khi nói đến
văn-hóa thì người ta – nhất là những người giỏi tây học – nghĩ ngay đến vấn