đã chỉ rõ chỗ phân biệt giữa ý-thức-hệ, sáng-hóa cùng giáo-hóa với văn-hóa
theo nghĩa rộng. Văn-hóa theo nghĩa hẹp, như chúng ta vừa thấy, là những
năng lực tinh thần cũng không thể lộn với ý-thức-hệ sáng-hóa và giáo-hóa
được.
Chúng ta đã biết rằng văn-hóa là gồm cả những giá-trị vật-chất và tinh
thần. Những năng lực của tinh thần loài người, những năng lực sáng-tạo và
tái tạo văn-hóa, tức là năng lực sản sinh – theo danh từ của H. de Man – mà
những giá-trị vật-chất và tinh thần, gọi chung là giá-trị văn-hóa, là do những
năng lực ấy sản sinh ra. Ý-thức-hệ chỉ là một phần trong các giá-trị do
những năng lực ấy sản sinh. Sáng-hóa chỉ một phương diện lịch trình sản
sinh ấy, còn giáo-hóa thì chỉ là sự đào-luyện tài bồi những năng lực ấy ở
trong cá nhân. Xem thế thì chúng ta thấy, theo nghĩa rộng, văn-hóa là gồm
tất cả những giá-trị vật-chất và tinh-thần mà tất cả loài người sản sinh, mà
theo nghĩa hẹp thì văn-hóa chỉ là gồm những năng lực tinh thần do các nhà
trí-thức vận-dụng để duy trì và phát triển những giá-trị văn-hóa theo nghĩa
rộng kia.
Vậy thời khi nào chúng ta nói đến văn-hóa của loài người, văn-hóa của
một xã-hội, của một dân tộc, thì chúng ta phải hiểu văn-hóa theo nghĩa rộng,
khi nói đến sự hoạt-động văn-hóa của phái trí-thức, hoặc nói đến năng lực
văn-hóa để đối với năng lực kinh-tế hay chính-trị, thì chúng ta phải hiểu
văn-hóa nghĩa hẹp.
*
Đến đây tôi nhớ lại một câu hỏi của người bạn rằng : Sau khi đã định-
nghĩa chữ văn-hóa, chúng ta có thể dựa vào cách định nghĩa ấy mà nhận rõ
thế nào là một vấn đề văn-hóa, khác với những vấn đề chuyên môn khác,
như vấn đề kinh-tế, vấn đề chính-trị được không ? Bằng vào giới thuyết của
văn-hóa theo nghĩa rộng, chúng ta có thể nói rằng những vấn đề riêng, như
vấn đề kỹ-thuật, vấn đề kinh-tế, vấn đề chính-trị, vấn đề khoa-học, vấn đề
triết-học, nếu người ta chỉ đặt nó ở trong phạm vi chuyên môn để nghiên-
cứu về những chi tiết chuyên môn thì nó chỉ là vấn đề riêng, nhưng nếu
người ta đặt nó ở trong phạm vi văn-hóa, xem nó là một môn-bộ mật thiết