Bản-Tịch rằng : Thế nào là ý của Tổ-Thiền ? Nhà sư bèn trả lời : Khác nào
cái cách « Thánh ốp đồng ».
« Thánh ốp đồng » là một trạng-thái tâm-lý khi cái ý-thức về mình lúc
thức mờ đi để cho một tâm-hồn đặc-biệt phi-thường xuất-hiện ra cử-động,
ra ngôn-ngữ mà người ngồi đồng chỉ việc tuân-theo, cho đến khi đồng
giáng cũng không biết mình đã làm gì. Đấy là một trạng-thái tâm-hồn thần-
hóa, tuy tà chính khó phân-biệt. Ở đây nhà sư lấy hiện-tượng « ốp đồng »
để ví với trạng-thái xuất-thân hay thần-hóa của nhà tu-luyện, đại-ý muốn
nói « ý của Tổ-Thiền » cốt ở thực-nghiệm trong tâm mình một trạng-thái
tâm-linh « chân tâm » vượt lên trên giác-quan và ý-thức lúc thức bình
thường. Ở trong cái ý-thức Chân-tâm ấy là một ý-thức Siêu-thức người ta
nhìn sự-vật dưới một ánh-sáng khác thường, cho nên người ta hiểu ý-nghĩa
có và không cũng khác với ý-nghĩa thông-thường. Các nhà thiền-sư Việt-
Nam đời Lý đều tin rằng Phật Pháp cùng ý-nghĩa Sắc Không của tâm-linh
Phật-giáo không có thể lấy lời nói mà giảng-giải được, chỉ phải lấy tâm-
truyền-tâm hay là gắng tu luyện đến chỗ « Thánh ốp đồng » nghĩa là đến
chỗ Siêu-thần nhập-hóa. Như vậy các Thiền-sư nhà Lý chỉ chú-trọng vào
tín-ngưỡng thực-nghiệm tâm-linh mà thôi vậy.
Xem ngay như sự vấn-đáp về đạo giữa nhà Thiền-sư Khánh-hỉ với
Đạo-Dung hai vị thiền-sư danh tiếng đời Lý mà bia chùa Hương-Nghiêm ở
Thanh-Hóa còn ghi chép cho tới ngày nay :
« Cao tăng Khánh-Hỉ để ý đến Đạo-Dung cho là một kỳ nhân, và dạy
cho Phật Pháp. Đạo-Dung hỏi : « Điều gì cốt yếu trong Pháp ? »
« Cao tăng trả lời : « Pháp vốn không phép, ta lấy gì mà bảo người ».
Bỗng nghe, sư Đạo-Dung thấy trong lòng nở nang, bèn giác giác-ngộ.
« Một hôm sư Đạo-Dung hỏi Cao-tăng : « Tôi đã hiểu rõ chữ Không
và chữ Sắc. Sắc là bởi kẻ phàm thấy, Không là bởi kẻ Thánh thấy. Có phải
thế không ? »
« Cao-tăng trả lời bằng một bài kệ :
Ở đời chi hỏi sắc và không