hòa lẫn những tập-tục dân gian. Còn như Nho-giáo, tuy được dựa thế
những kẻ cầm quyền, phần đông là Nho-sĩ, nhưng nó cũng chỉ giữ tính-
cách thường, chứ không thành một tín-ngưỡng mới.
« Sau đó đạo Phật từ Ấn-Độ mới lan đến góc Đông-Nam Lục-địa với
tính cách ôn-hòa, thần-bí, Phật-giáo chóng ăn sâu vào lòng tín-ngưỡng
người Việt. Nó dung-hòa dễ-dàng với sự sùng bái thường, và nó dễ đi đôi
với đạo-giáo đến đây từ trước.
« Ba tôn-giáo Nho, Lão, Phật đã sớm thành cơ-bản tín-ngưỡng dân
Việt, và đồng-thời tiến-triển. Cho nên thường gọi là Tam-Giáo. Tuy nói là
Tam-Giáo tịnh-hành nhưng theo thời-đại, một hay hai giáo vẫn được
chuộng hơn. Ta sẽ thấy trong thời nhà Lý Phật-giáo chiếm bậc nhất. Nhưng
ta cũng phải nhận rằng Phật-giáo thịnh-hành ở xứ ta, cũng như ở Trung-
Hoa bấy giờ, đã dung-hòa với đạo-giáo và những tín-ngưỡng gốc ở dân-
gian. Nó đã biến thành một tôn giáo lấy Phật làm gốc, nhưng lại ghép vào
các vị thần-linh mà xưa chỉ là một mãnh-lực thiên-nhiên. Và nó dùng
những kỹ-thuật, theo đuổi những mục-đích thích-hợp với đạo-giáo hơn là
Phật-giáo.
« Địa-vị các tăng-già trong suốt đời Lý vẫn là trọng ; như ảnh-hưởng
về chính-trị hình như không có bao nhiêu. Về phương-diện tinh-thần và
luân-lý, thì hẳn rằng Phật-giáo có ảnh hưởng hơn. Nó đã đổi cái triều-đình
vũ-phu và mộc mạc của các đời Đinh, Lê, đóng ở chỗ đầu ngàn cuối sông,
ra một triều-đình có qui-mô có lễ-độ, ở giữa bình-nguyên, có thể so bì với
các nước khác ở miền Bắc. »
Trên đây Hoàng Quân có ý nói cái tín-ngưỡng đầu tiên của dân Việt
thuộc về tín-ngưỡng vật linh. Về sau nhờ có sự du-nhập của ba nền đạo-lý
mà dân-tộc đã kết-tinh ra tín-ngưỡng tam-giáo đồng-nguyên hay tịnh hành.
Điều ấy không ai chối cãi. Tuy nhiên nó đòi chúng ta phải xét đến cái trình-
độ tín-ngưỡng của thời-đại nhà Lý theo quá trình tâm-linh hóa đi từ vật linh
qua đa thần, đến nhất thần và sau hết đến trình độ tối-cao của tín-ngưỡng là