đại của vũ-trụ. Từ sợ hãi họ đi đến suy-tôn thờ kính. Từ lòng kính sợ ấy
sinh ra có tục nhân-cách-hóa các mãnh-lực thiên-nhiên, và đồng-thời, vì
hàng ngày lặn chìm nơi rừng núi, thân-mật với các mãnh-lực và cũng vì
mục-đích thực-tiễn sống còn, lại nhân sẵn có sức cảm-thông tự-nhiên với
hoàn-cảnh, người ta nhân-cách-hóa những mãnh-lực thiên-nhiên trong sự
cầu tụng. Trong sự cầu-tụng ấy người ta tìm cách làm thỏa-mãn những
mãnh-lực thiên-nhiên coi như những linh-hồn tương-tự với mình và rồi
người ta tìm bắt chước để thâu lượm, tư-hữu những mãnh-lực ấy cho mình.
Đấy là con đường tín-ngưỡng vật-linh đưa đến tín-ngưỡng ma-thuật của các
dân-tộc du-mục xưa cũng như nay. Bên cạnh việc nhân-cách hóa các mãnh-
lực thiên-nhiên đẻ ra tín-ngưỡng thiên-nhiên vật-linh, vật-tổ, còn có cả một
ma-thuật, như phù-trú, để đồng-hóa các mãnh-lực thiên-nhiên vì mục-đích
thực-tiễn.
Người ta không thể đồng-hóa hay nhân-bản hóa thiên-nhiên, nếu
không gần-gũi thiên-nhiên, cảm-thông đồng-điệu tham-gia vào thiên-nhiên
như cùng một thể. Đấy là cái trực-giác « vạn-vật nhất-thể » nó làm nguồn-
gốc cho cái tín-ngưỡng vật-linh, vật-tổ với hậu-quả của nó là ma-thuật vì
biết trực-giác là thể-hiện và thể-hiện là quyền-năng. Một đoàn-thể tôn-sùng
một hiện-tượng thiên-niên làm vật-tổ, thì coi mình là cái vật-tổ ấy, có tất cả
cái xấu cũng như cái tốt của vật-tổ. Nếu vật-tổ là con thú nào thì đoàn-thể
tự coi mình có những tính-tình và năng-lực của con thú ấy. Đấy là tinh-thần
ma-thuật vật-linh của nhân-loại cổ sơ, cho sự biết là thể-hiện hai vật tham-
gia vào với nhau chứ không đối đãi chủ với khách, vì tính-tình chất-phác,
trí-thức chưa phát-triển, họ chưa ý-thức được mình biệt-lập với hoàn-cảnh.
Từ cái tâm-hồn dễ thông-cảm ấy mà nẩy-nở các vần thơ để ca-tụng đồng-
thời cúng cầu. Và cũng tự cái tâm-hồn chất-phác ấy mà có sự mê-tín về ma
thuật.
Ma-thuật là khả-năng biến-hóa ở thiên-nhiên. Tự nó không có gì là
mê-tín hay hoang-đường vì sức biến-hóa của thiên-nhiên thì vô cùng mà
khoa-học ngày nay mới giải-thích được và xử-dụng được một phần nào.