tôn-giáo tâm-linh thực-nghiệm nhờ đấy mà có được tinh-thần « Tam-giáo
tịnh-hành » tối quí của nhân-loại vậy.
Trước hết chúng ta phải công-nhận rằng tín-ngưỡng vật-linh quả là
tín-ngưỡng đầu tiên của dân Việt, dù những di-tích văn-hóa Đông-Sơn như
văn-hóa « trống đồng » có cho ta ngờ rằng trước khi các nền giáo-lý chính
Đông-phương như Nho, Lão, Phật du nhập vào đất Việt bản-xứ đã tín-
ngưỡng vật-tổ, linh-hồn bất-diệt, căn-cứ vào các hình thuyền khắc trên mặt
« trống-đồng » tả cuộc lễ chuyên-chở linh-hồn người chết sang bên kia thế-
giới như tục-lệ của dân Dayak ở Bornéo còn sót lại :
« Trong những đề-tài cổ truyền có một đề-tài bầy tỏ những nét giống
một cách không chối-cãi với những hình thuyền khắc ở « trống đồng » Hà-
nội. Đấy là một chiếc « thuyền vàng » chở dân Dayak đầu tiên đổ bộ lên
đất Bornéo thủa cổ xưa. Từ ngày chiếc thuyền ấy không đi trên bể nữa, nó
được dùng để chở những linh-hồn người chết sang đảo Bồng-Lai-Cực-Lạc
ở giữa Vân-Hồ…
« Như thế, trống-đồng tại Hà-nội với hình điêu-khắc phong-phú có lẽ
là bằng-chứng của một nền văn-hóa cổ xưa còn sót lại vết-tích ngày nay ở
dân Dayak tại Bornéo. »
Mặc dầu tín-ngưỡng cố hữu của dân Việt nguyên-thủy là vật-tổ, vật-
linh, hay linh-hồn bất diệt, một điều dĩ-nhiên là ở thời nhà Lý, một triều-đại
đã có ý-thức tối cao về dân-tộc độc-lập và tồn-tại, chống với Bắc địch, phạt
Chiêm-thành phương Nam, ở thời ấy dân-tộc Việt Nam đã đồng-hoá thuần-
thục được ba nền tôn-giáo chính của Á-Đông vào dân-tộc tính thành một
nền Tam-Giáo-Đồng-Nguyên phong-phú làm sinh-lực sáng-tạo của mình.
Vậy thử hỏi cái quá-trình tâm-linh hóa tín-ngưỡng của nhân-dân nhà Lý đã
tới mực nào ?
Bắt đầu là tín-ngưỡng vật-linh, vốn là trình-độ tín-ngưỡng chung của
tất cả nhân-loại thời nguyên-thủy cũng như của các bộ-lạc du-mục miền
thượng-du ngày nay. Chân tay không, hàng ngày tiếp-xúc với mọi hiện-
tượng thiên-nhiên, nhân loại bắt đầu sợ hãi đối trước những mãnh-lực vĩ-