Học đạo chẳng qua tìm Tổ-Tông
Trồng quế trên trần sao được rậm
Ngoài tâm tìm Phật khó lòng mong
Bao hàm nhật nguyệt trong hạt cải
Thu hết càn-khôn đầu mũi lông
Đại dụng rõ ràng tay nắm chặt
Ai hay phàm thánh biết đâu cùng
« Từ đó Sư thích dạo núi sông, không đâu ngại đến ».
Xem thế đủ rõ tinh-thần Thiền-Tôn Việt-Nam nói riêng và Thiền-Tôn
nói chung trên nền móng tự-chứng tâm-linh, coi các tín-ngưỡng hình-thức
tượng-trưng như là phụ-thuộc vào công phu thực-nghiệm tại chính nội-tâm
của mình. Do đấy mà tinh-thần Thiền-tôn đã xây cơ-sở vững-chắc cho
thuyết-lý truyền-thống « Tam-giáo-đồng-Nguyên, Vạn-pháp-Nhất-Lý » của
dân-tộc Việt kể từ ngót hai ngàn năm đến nay vậy.
Ông Hoàng-xuân-Hãn người đất Thanh-Hóa tác giả quyển Lịch-Sử
Lý-Thường-Kiệt, sau khi sưu-tập các văn bia của các chùa cổ đất cố-đô
văn-hóa của dân-tộc Việt, có kết-luận một cách khá minh-xác về tín-
ngưỡng cố-hữu của dân-tộc Việt bắt đầu từ đất Giao-Châu như sau :
« Trước khi các tôn-giáo ngoài tràn vào, người Việt chắc đã tôn-sùng
những mãnh-lực thiên-nhiên, như núi sông, sấm chớp. Những di tích còn
lại không những ở trong tập-tục của dân-gian, mà trong điều-lệ kế-tự, nay
còn những vị thần được thờ tại rất nhiều nơi mà không ai rõ gốc-tích tự đâu
tới. Thần Cao-Sơn chắc cũng là đức Thánh Tản-Viên, thần Long-Thủy có
lẽ gốc ở thác Bờ. Lại như các đền hay chùa Pháp-Vân, Pháp-Vũ, Pháp-Lôi,
Pháp-Điện, hẳn là di-tích các thần mây, mưa, sấm, chớp. Đến Bắc thuộc,
đạo Nho và đạo Lão được đem vào. Nhất là trong đời loạn-ly sau khi Hán
mất, Sĩ-Nhiếp là Thái-thú ở Giao-Châu, giữ một vùng yên ổn thì nhiều nhà
trí-thức Trung-Hoa tụ-tập ở Luy-Lâu, (Bắc-Ninh) trú-sở Giao-Châu. Nhờ
đó Nho-học và Đạo-học lại càng bành-trướng, trong hai đạo mới, đạo Lão
là thích-hợp với tín-ngưỡng gốc của dân Việt. Cho nên nó lan-tràn chóng và