và phụng-sự đều là những điều tốt ở các đường lối của chúng, nhưng chúng
không có thể thay thế cho thực-nghiệm tín-ngưỡng được. Cả đến luân-lý
tuy mật-thiết đi đôi với tôn-giáo cũng không thay thế cho tôn-giáo được ».
Trên-đây là nhận-định của hai nhà tư-tưởng có uy-tín hiện nay về vấn-
đề tôn-giáo tâm-linh, căn-cứ vào thực-nghiệm tâm-linh thần-hóa Đông,Tây,
kim, cổ. Ở đấy chúng ta đã nhận thấy tại sao có chủ-nghĩa Tam-giáo Đồng-
nguyên hay Vạn-Pháp Nhất-lý rất phát-triển ở triều-đại Lý và Trần tại Việt-
Nam. Đấy là chân-chính tự-do tín-ngưỡng vì Thiền-tôn là một loại chỉ lấy
thực-nghiệm tâm-linh làm cơ-bản. Đã lấy thực-nghiệm tâm-linh làm kinh-
điển, mà Trần-thái-Tôn gọi là « Nội-điển », thì tất cả nghi-thức bề ngoài chỉ
là tượng-trưng phụ-thuộc, cho nên các nhà Thiền-tôn Việt-Nam lúc bấy giờ
không chấp-nhất mà thực lòng tương-thân tương-kính, vì trong tam-giáo
theo các nhà sáng-lập, giáo nào cũng nhằm vượt quá giới-hạn tượng-trưng
(symbole) để trở về ý-nghĩa chân-chính của nguồn-gốc chung là thực-tại
siêu-việt bất-khả tư-nghị, chỉ có thể thực-nghiệm trực-tiếp giữa tâm với
tâm, tinh-thần với tinh-thần mà thôi.
Khổng-tử thì nói : « Dư dục vô ngôn, tứ thời hành yên, vạn-vật dục
yên, thiên hà ngôn tai » – Ta không muốn nói đâu, bốn mùa đi lại muôn vật
sinh-trưởng. Trời có nói gì đâu.
Lão-Tử cũng nói : « Đạo khả đạo phi thường đạo, danh khả danh phi
thường danh » – Đạo có thể nói được thì không phải đạo trường-cửu. Danh
có thể gọi được thì không phải danh còn mãi.
Cho nên Lão-Tử chủ-trương : « Bất ngôn chi giáo » : Giáo-lý không
dùng lời nói. Và Phật Thích-Ca tay cầm hoa sen miệng mỉm cười mà Ca-
Diệp giác-ngộ giáo-lý của Ngài.
Cả ba nhà Giáo-Chủ đều đã có thực-nghiệm tâm-linh về một thực-tại
siêu-nhiên ở tại ngay chính thân-tâm các Ngài, trong lúc siêu-thần nhập-
hóa vượt lên cảm-giác lẫn tri-thức suy-luận. Hèn gì mà có người hỏi sư