cái gì Hữu-thể của chúng ta tạo ra nên không có thể quan-niệm với tinh-
thần hữu-hạn của chúng ta, nhưng không phải bởi vì nó tuyệt-đối không.
« 4. Bốn là thực-nghiệm tâm-linh có ba đặc-tính là thực-tại, ý-thức và
cực-lạc tức là Sat, Chit, Ananda theo các nhà tiên-tri Ấn-Độ mô-tả. Tuy
chúng ta phân-biệt những phẩm-tính ấy, nhưng ở Thượng-Đế chúng ta
không phân-biệt. Chúng ta cũng gán cho Thượng-Đế những đức-tính
thiêng-liêng, công-lý, tình-yêu, dung-thứ v.v… bởi vì đấy là những đức-
tính tối-cao nhân-loại biết được. Nhưng khi gán những đức-tính ấy, chúng
ta chớ nên quên rằng chúng có ở tại Thực-tại cùng tột với ý-nghĩa khác với
ý-nghĩa chúng có ở nơi ta. Cũng tương-tự như thế mà dù tuyệt-đối có, vượt
lên trên tất cả quan-niệm về Hữu-ngã và Vô-ngã nhân-cách và phi nhân-
cách. Chúng ta cũng gán nhân-cách cho Ngài như là một Phạm-trù cao nhất
chúng ta có thể biết được. Nhân-cách của Thượng-Đế như vậy chỉ là một
tượng-trưng. Đấy biểu-thị cái gì có thể gọi là quan-điểm thi-văn về
Thượng-Đế hơn là quan-điểm khoa-học. Đấy biểu-thị Thượng-Đế đối với
chúng ta chứ không phải Thượng-Đế ở chỗ Tự-Tại, bản-thân.
« 5. Năm là thực nghiệm tâm-linh không những biểu-lộ cho chúng ta
một thực-tại siêu-nhiên, mà còn đem lại cho chúng ta cái tin-tưởng về duy-
nhất của thế-giới. Nhà đạo-học tâm-linh thần-hóa tri-giác thực-tại không
những siêu-nhiên mà còn tiềm-tại. Đối với các Ngài tất cả sự-vật sống và
động và hiện-thực ở tại trong một tâm-linh đại-đồng.
« 6. Sáu là sự khẳng-định có lẽ trọng-đại nhất về thực-nghiệm tôn-giáo
ấy là sự đồng-thể cảm thấy giữa linh-hồn và Thượng-Đế. Chúng ta nghe
thấy nói rằng trong lúc tuệ-giác tối-cao biên-giới tự-ngã cá-nhân với thực-
tại cùng-tột biến mất. Nhà tâm-linh thần-hóa cảm thấy bản-ngã của mình có
thể nói chỉ là trung-tâm của một tâm-linh biến-tại (vô sở bất tại). Đấy là
một điểm nhắc đi nhắc lại trong tất cả truyền-thống tâm-linh thần-hóa,
trong tâm-linh học Ấn-Độ giáo, trong Tân-Bá-Lạp-Dô phái, trong Hồi-giáo
và trong Thiên-chúa giáo. Lời kinh Upanisad danh-tiếng, « Thử tức Bỉ » và
lời tuyên-bố của Jésus « Ta với Thiên-phụ ta là một », cùng là bao nhiêu