Thượng-Đế, về Phật-tính, tức là về một thực-thể duy-nhất của toàn-thể vũ-
trụ nội-giới cũng như ngoại-giới. Đấy là tri-thức thực-nghiệm về linh-hồn,
về bản-tính của Tâm mà Thiền-học lấy làm cứu-cánh cho tín-ngưỡng, cho
tất cả tôn-giáo. Và đối với thiền-học thì người ta không cần phải có lòng tin
hay tín-điều gì hết. Đạo-sĩ Vivekananda bảo :
« Các anh không nên tin vào cái gì mà chính các anh không tự đã thấy,
đấy là điều mà Thiền-học dạy các anh. »
Như vậy đủ thấy Thiền-Tôn đã quan-niệm vấn-đề Tam-Giáo-Đồng-
Nguyên trên nền-tảng tri-thức tâm-linh thực-nghiệm. Và cũng căn-cứ vào
lịch-sử tín-ngưỡng Đông-Tây về thực-nghiệm tâm-linh như thế mà gần đây
triết-gia Ấn Radhakrishnan đã dung-hòa các tôn-giáo, các tín-ngưỡng trong
triết-học của ông như sau :
« 1. Trước nhất thực-nghiệm tâm-linh là một thái-độ phản-ứng của
toàn-thể con người với Thực-Tại. Nó bao-hàm và siêu-vượt tất cả hoạt-
động tri-thức, luân-lý, và tình-cảm. Nó là tri-thức trong thực-hiện. Bởi thế
cho nên cụ-thể và có tính-cách cá-nhân chứ không trừu-tượng và đại-cương
như tri-thức khái-niệm. Nó cũng không có thể trao-đổi qua danh-từ hợp-lý.
Người ta chỉ có thể biết tinh-thần bằng thực-nghiệm với nó, cũng như
người ta biết tình-yêu bằng yêu-đương chứ không bằng đọc sách về tình
yêu.
« 2. Hai là, nó trực-tiếp toàn-thể, mang theo với nó sự chính-xác của
nó. Nó ngự-trị bởi chính-quyền của nó được ngự-trị, tự nó thiết-lập cho nó
tự duy-trì lấy, tự sáng với ánh-sáng của nó. Nó không cần đến sự xác-nhiên
nào khác ở ngoài nó.
« 3. Ba là nó biểu-lộ cho chúng ta thấy một Hữu-Thể tuyệt-đối và
trường-cửu, ngoài các phạm-trù của tư-tưởng và biểu-thị. Tuy-nhiên khi
chúng ta bảo rằng tuyệt-đối biểu-thị ở thực-nghiệm thần-bí thì không có
mảy-may phẩm-tính và chỉ có thể mô-tả bằng cách phủ-định. Chúng ta
muốn nói ở đấy rằng tất cả tính xác-thực bất-khả tư-nghị của nó vượt quá
tất cả các hình-thức tư-tưởng. Chúng ta gọi là Không, bởi vì nó không là