tâm mình vì tâm là cả một tiểu vũ-trụ như Đông-phương đạo-học quan-
niệm. Ở đấy chúng ta thấy trực-tiếp, « kiến » được bản-thể thực-tại bất-biến
của tất cả thế-giới hiện-tượng biến-ảo. Kiến-tính (
見 性 ). Tất cả thế-giới
hiện-tượng chúng ta biết là biết qua giác-quan biết-qua suy-luận, biết qua
ý-niệm là hình-ảnh do giác-quan hay ngũ-uẩn (Thị, thính, khứu, vị, xúc-
sắc, thanh, hương, vị, xúc) tạo nên. Vậy chúng ta biết thế-giới qua tâm ta, là
cái biết gián-tiếp. Nếu có thể biết trực-tiếp được thì chỉ là lấy tâm mà kiến-
tính, quan-tâm nghĩa là tâm cá-nhân cùng có chung với thế-giới một quan-
hệ sinh-thành tồn-tại. Trước khi tìm biết tới cái tồn-tại của thế-giới bên
ngoài, của đại vũ-trụ, thì hãy tìm biết tới cái tồn-tại ở tâm mình trong cái
tiểu vũ-trụ này mà ta đã bẩm-thụ lúc mới sinh ra, mới hiện có thật trong cái
thực-tại đại-đồng. Chỉ cái tồn-tại ở tâm ta, ta mới trực-tiếp biết được. Cái
tồn-tại ấy là cái tính tồn-tại độc-nhất chung cho cả trong lẫn ngoài vậy.
Nhưng tâm ta thường-nhật là một trường tác-dụng biến-hóa như mặt
nước nổi-sóng, đợt nọ liên-tiếp đợt kia, làm cho khó lòng nhìn thấy đáy để
« kiến » được Tính là bản-thể của tâm. Bởi vậy nhà Phật mới đòi phải
Chính-Kiến, Chính tư-duy, Chính-Ngữ, Chính-Nghiệp, Chính-Mệnh,
Chính-Tinh-tiến, Chính-Niệm và sau cùng là Chính-Định tất cả gồm vào
Bát-Chính-Đạo. Cái đạo Bát-Chính ấy cốt đi đến chỗ Chính-Định tức là
Thiền-Định (Dhyana) để bước vào một trạng-thái Siêu-Ý-Thức ở trong tâm
khi tâm không còn mảy-may vọng động vì cảm-giác cũng như vì ý-ảnh hay
ý-niệm. Đấy là nhà Thiền-Sư đã thực hiện được cái tâm Vô-Niệm, khác nào
mặt nước phẳng-lặng không một lăn-tăn sóng động. Đấy là con đường tín-
ngưỡng của Thiền-Tôn, tin vào thực-nghiệm ở chính tại tâm mình. Một nhà
Thiền-học danh-tiếng cận-đại ở thế-giới là đạo-sĩ Vivekananda đã căn-cứ
vào thực-nghiệm mà viết :
« Khoa-học Raja Yoga (tức là Thiên-học) nhằm mục-tiêu trước tiên là
mang lại cho chúng ta phương-tiện để quan-sát những trạng-thái bên trong
(nội-tại). Dụng-cụ dùng là chính tinh-thần, sức mạnh của chú-ý, khi nào
hướng-dẫn chính-đáng và hướng vào nội-giới có thể phân-tích tinh-thần
(phân-tâm) và soi sáng những thực-kiện. Những năng-lực của tinh-thần