Tất cả các tôn-giáo chính đều công-nhận cho tinh-thần nhân-loại một
khả-năng siêu-nhiên ; có thể thực-nghiệm những thực-kiện trừu-tượng một
cách linh-động hiển-nhiên. Thực-kiện ấy hoặc là ở hình-thức Duy-Nhất
Trừu-tượng, một hiện-thân Trừu-tượng như là một Nhân-cách Trừu-tượng
gọi là Thượng-đế hay là một Định-luật luân-lý, hoặc là một Thực-thể Trừu-
tượng ở bên trong tất cả hiện-hữu.
Đại-khái đấy là nguyên-nhân của tất cả các tín-ngưỡng. Nay thử xét
trong ba hệ-thống tín-ngưỡng truyền-thống Việt-Nam và Trung-Hoa mệnh-
danh là Tam-giáo Nho, Lão, Phật xem chúng « đồng-nhiên » ở đâu và «
nhất-lý » như thế nào ở Việt-Nam kể từ triều-đại nhà Lý có tiếng phát-triển
về Thiền-tông.
Tín-ngưỡng của Nho-giáo
Nho-giáo thuộc về tín-ngưỡng linh-hồn bất-diệt, thờ phụng tổ-tiên đã
đóng vai trò trọng-đại ở Trung-Hoa cũng như ở Việt-Nam trong công việc
tổ-chức nhân-sinh xã-hội. Từ chỗ thờ linh-hồn tổ-tiên và tin vào luân-
thường đạo-lý trường-cửu, Nho-giáo đã suy-tôn Khổng-tử người đã sáng
lập ra tư-tưởng Nho với Thất-thập-nhị-hiên tức là 72 người đệ-tử có công
kế-tiếp nghiệp thày. Đền thờ là Văn-Miếu trong đó Khổng-tử được thờ như
một nhà giáo kiểu-mẫu « Vạn-thế sư biểu. »
Tín-ngưỡng của Lão-giáo
Lão-giáo thuộc về tín-ngưỡng thần-linh là những mãnh-lực thiên-
nhiên nhân-cách-hóa. Cho nên Lão-Tử đã sớm trở nên một nhân-vật thần-
thoại cùng với các thần-núi, thần-sông trở nên bất tử. Ngoài ra các tín-đồ
Lão-giáo tin vào phù-thủy và ma-thuật, hô-phong phục-hổ là những phép
thuật về quyền-năng thần-bí huyền-diệu gán cho thiên-nhiên.
Tín-ngưỡng của Phật-giáo