khác nào những tia sáng lu-mờ, khi nào người ta tập-trung lại thì chúng soi-
sáng. Đấy là phương-tiện duy-nhất của chúng ta để thâu-thái tri-thức. Mỗi
người đều xử-dụng phương-tiện ấy, đối với ngoại-giới cũng như đối với ở
nội-giới, nhưng nhà tâm-lý học phải quan-sát nội-giới một cách tỉ-mỉ, cũng
như nhà khoa-học khảo-sát ngoại-giới ; và vì thế mà phải có nhiều công-
phu luyện tập. Từ thuở nhỏ chúng ta chỉ được dạy cho nhìn sự-vật bên
ngoài mà ít khi nhìn vào sự-vật bên trong. Cho nên chúng ta phần lớn đã
mất cái khiếu quan-sát cơ-năng nội-tại. Như vậy thì chuyển-hướng tinh-
thần vào bên trong nội-giới, không cho nó phóng ra bên ngoài, rồi tập-trung
tất cả năng lực của nó lại và chiếu thẳng vào chính tinh-thần để nó tìm hiểu
về chính bản-tính nó, ấy là cả một công-trình kỳ-khu. Tuy nhiên đấy là
phương-tiện độc-nhất và duy-nhất để tìm một đường lối khoa-học tiếp-cận
cho sự khảo-cứu này.
« Cái biết ấy dùng làm gì ? Trước hết là tri-thức tự nó có một phần-
thưởng tối-cao, và sau nữa nó có ích-lợi. Nó làm cho người ta mất hết đau
khổ phiền-não. Khi nào phân-tích chính cái tâm của mình, người ta đến
trước nhãn-tiền với cái gì bất-di bất-dịch, cái gì mà tự bản-tính nó thì vĩnh-
viễn thuần-nhất và hoàn-hảo, người ta sẽ không khổ-sở nữa, không đau
phiền nữa. Tất cả đau khổ đều do sợ hãi, dục-vọng, bất-mãn sinh ra. Khi
nào người ta thấy không bao giờ chết nữa, thì người ta không còn sợ chết.
Khi nào nó biết nó hoàn-hảo, nó không còn khát-vọng hão-huyền nữa. Hai
nguyên-nhân ấy đã không còn nữa thì đau khổ cũng hết, chỉ còn lạc-thú
hoàn-toàn dù ngay khi người ta đương còn sống trong thân-thể này vậy ».
Đấy là mục-đích của Thiền-định mà Thiền-tôn lấy làm con đường tu-
luyện, thờ-phụng, cúng-kính, chính căn-bản tối cần-thiết, vì chính ở đấy
mới chứng-nghiệm cho tín-ngưỡng, khiến có thể tiến-bộ về tinh-thần, hoán-
cải tâm-tính. Tất cả những hình-thức khác của tín-ngưỡng bất quá chỉ là
phụ-thuộc để dọn đường cho thực-nghiệm tâm-linh của thiền-định. Tất cả
tri-thức đều dựa vào thực-nghiệm như Vivekananda đã tuyên-bố, và tập-
trung tinh-thần hay thiền-định chính là căn-cốt của tất cả tri-thức chân-
chính. Tri-thức chân-chính ở đây là tri-thức tâm-linh, tri-thức trực-tiếp về