trước. Lộ đợi trong thuyền ba ngày chẳng thấy hai bạn trở về, chỉ thấy một
bà già vơ-vẩn đến bờ sông. Lộ hỏi : « Bà có thấy hai gã đi cầu đạo không ?
» Bà ấy đáp rằng : « Hai người ấy đã được ta dạy phép thiêng đắc-đạo trở
về rồi ». Bà lại bảo Lộ gánh hai thùng nước về nhà rồi dạy cho phép thiêng
gồm cả phép xúc-địa (rút đường) nữa, cùng lời chú Đà-La-Ni là mật-ngữ
của chư Phật Bồ-Tát tóm đủ mọi đức. Lộ mới đọc thần-chú làm cho Minh-
Không Giác-Hải giữa đường đau bụng, rồi hiện-hành phép xúc-địa để đi
lên trước. Đến cầu Ngái tức Ngải-Cầu-Xã (Hà-Đông) Lộ hóa hình con hổ
gầm bên trong bụi để nhát hai bạn. Nhưng họ cũng học được phép thiêng
biết ngay là Lộ lộng phép giả hình, bèn cùng nhìn nhau bảo rằng : « Bạn
muốn thân này, kiếp sau sẽ được thân ấy ». Lộ tức thì hiện hình nói lại : «
Chúng ta cùng được đức Thế-Tôn truyền đạo. Nếu hậu-thân tôi phải xuống
thế gian ở ngôi nhân-chủ quyết không tránh khỏi quái bệnh, tôi với bạn đã
có duyên, nguyện lại cứu cho ».
Sài-Sơn Thắng-Tích-Tạp-Chí chép rằng :
« Khi Từ-Lộ và Minh-Không đã được đức Quan-Âm trao cho phép-
thuật, hai thầy thử lẫn nhau. Minh-Không đi vài trăm bước lên trước giả
làm mỏi mệt ngồi dưới gốc cây lớn. Từ-Lộ chẳng đoái lại và cứ sấn bước đi
lên ước chừng một dặm, rồi nắm tay quyết hóa làm con dao rạch bụng lôi
ruột và hóa thành con hổ đói gầm thét chực bắt người. Minh-Không biết là
Từ-Lộ hóa hình, nhưng giả làm không biết, cứ lướt qua. Vì tình bè bạn
không nỡ dùng phép thuật yểm trừ, Minh-Không chỉ vạch đất làm thành để
tránh miệng hổ, phàn-nàn như rủa rằng : « Đạo-Hạnh học đạo cầu tiên lại
muốn làm giống thú dữ ! Sau này sẽ phải chịu kiếp ấy ! » Từ-Lộ sợ, lại
hóa-thân như cũ, lạy bạn vừa khóc vừa nói : « Trót dại quá vui thử phép,
sau nếu phải chịu quái bệnh thì nhờ bạn cứu cho ! »
Từ-Lộ từ biệt Minh-Không và Giác-Hải trở về tu-luyện ở chùa Thiên-
Phúc núi Sài-Sơn (Sơn-Tây), ngày thường Từ tụng chú Đại-Bi-Tâm Đà-La-
Ni niệm đủ một vạn tám nghìn lần, mỗi lần ngắt một cành thông làm ghi
đến nỗi hai cây thông trồng quang không. Một vị thần tự-xưng Tứ-Trấn-
Thiên-Vương cảm công phu trì tụng ấy lại hầu. Từ-Lộ đã tự-phụ mình đã