với người ta rằng : « Ta thấy trong nước lưới sắt bày la-liệt khắp cả không
có lối nào vào cung để thác sinh ».
« Vua sai lục tìm khắp trong chốn trai đàn thì thấy mấy hạt châu mà
Từ-thị đã giấu. Vua sai bắt Từ-Lộ trói ở hành lang Hưng-Thánh rồi toan kết
tội chết. Nhân lúc ấy có em vua là Sùng-Hiền-Hầu vào chầu vua. Từ-Lộ
thấy kêu van thảm-thiết rằng : « Mong Hiền-Hầu cứu bần-tăng được thoát
thì sẽ làm con Hầu để báo đức ». Sùng-Hiền-Hầu nhận-lời. Vào thăm vua,
Hầu tìm cách cứu Đạo-Hạnh. Hầu nói : « Nếu Giác-Hoàng quả có thần-lực
mà lại bị Từ-Lộ làm phép yểm được, thì Lộ chẳng giỏi hơn Giác-Hoàng
hay sao ? » Sự ấy đã rõ, tôi nghĩ rằng : Chi bằng vua cho phép Lộ vào thác-
sinh. Vua bèn tha cho sư. Còn Giác-Hoàng thì bệnh thành nguy-kịch. Y dặn
người chung quanh rằng : « Sau khi ta mất hãy dựng tháp ở Tiên-Du để
táng ta ».
Rồi Sùng-Hiền-Hầu đưa Lộ về nhà. Lộ xin nguyện thác-thai rồi hiện
hình ngay trong thùng nước tắm cho phu-nhân cảm-động rồi dặn rằng bao
giờ sinh nở cho biết trước. Theo Đại-Việt Sử-Ký Toàn-Thư thì năm Hội-
Tường Đại-Khánh thứ ba (1112) vua Nhân-Tôn nhiều tuổi rồi chưa có con,
muốn chọn con anh em vào thừa-tự. Em là Sùng-Hiền-Hầu cũng chưa có
con. Nhân gặp Sư thần-núi Thạch-Thất là Từ-đạo-Hạnh đến nhà Hầu cùng
bàn việc cầu-tự. Đạo-Hạnh bảo bao giờ phu-nhân đến kỳ sinh nở thì sẽ đến
báo trước. Ý giả sẽ vì phu-nhân cầu đảo đức Sơn-Thần chăng ? Sau ba năm
phu-nhân có mang tới kỳ sinh-sản thấy khó, Hầu sai người đến bảo cho
Đạo-Hạnh biết, thì Đạo-Hạnh lập-tức tắm rửa thay sống áo vào trong động
thoát xác để lại mà đi. Phu-nhân đẻ ngay con trai là Dương-Hoán.
Cứ sự-tích Thực-Lục, sau khi Đạo-Hạnh di-chúc và đọc-kệ với môn-
đồ, lên trên động gục đầu vào vách đá, đạp chân bàn đá rồi nghiễm-nhiên
hóa đi, dấu vết hãy còn. Nhưng có thuyết cho rằng Đạo-Hạnh chơi trên núi
Phật-Tích (Sài-Sơn) thấy trên mặt đá trắng có vết chân người, Đạo-Hạnh
lấy chân mình in vào thấy đúng, tục lại ngoa-truyền là thi-giải. Sử cũng
chép rằng dân làng thấy làm lạ bèn đem thây Đạo-Hạnh vào khám để thờ,
rồi mỗi năm cứ 7 tháng 3 mở hội coi như ngày giỗ. Lúc thời Vĩnh-Lạc