VĂN HÓA VIỆT NAM VỚI ĐÔNG NAM Á - Trang 112

chữa được bệnh cho Thiên-Tử ». Nhưng không ai làm được. Ngài mới khẽ
rút lên thì cái đinh tuột ra rất nhẹ. Bấy giờ mọi người mới kinh sợ để ngài
tự-ý chữa bệnh cho vua.

Khi vào thăm bệnh vua, ngài thét to lên rằng : Đại-trượng-phu đứng

đầu muôn dân, trị vì bốn bể sao lại làm cách cuồng loạn như thế ?

Vua Thần-Tôn trong cơn mê, nghe nói giật mình kinh hãi và không

lồng-lộn gầm-thét nữa. Minh-Không mới truyền đun một vạc dầu sôi bỏ cái
đinh ban nãy vào làm phép, sau đem tắm cho vua thì bao nhiêu lông rụng
cả và bệnh cũng khỏi dần.

Cách hai năm sau vua lại ốm nặng và mất ở đền Vinh-Quang, mới 23

tuổi, vào năm 1138.

Từ ngày vua Thần-Tôn thăng-hà chỗ nhà cũ của Từ-Lộ Từ-Vinh trong

chùa Yên-Lãng (chùa Láng) thường thấy khí thiêng nhức-động, dân làng
kinh-dị bèn tâu lên triều-đình. Vua Anh-Tôn đặc sai người đến tế, rồi triều-
đình cho sửa chữa lại chùa và ban cho hiệu là Chiêu-Thiền-Sư có nghĩa là
Rõ-đạo thiền.

Di-tích Từ-đạo-Hạnh sang Tây-Thiên học phép thiêng còn ở hòm

Châu-Kinh để ở trong chùa. Vào đời Thịnh-Đức thứ tư (1656) chúa Trịnh
Thanh-Đô-Vương tức là Trịnh-Tráng có đến chùa xem sự tích rồi mở hòm
kinh thấy bốn lá đồng-thư đều viết chữ Thiện, chúa cho sao tả xong rồi lại
biến mất còn lại giấy trắng. Chúa chuẩn cho dân làm tạo-lệ giữ chùa. Lịnh-
dụ còn khắc trong bia tạo-lệ của Bản-tự hiệu số văn-bia 432-433 trong thư-
viện Viễn Đông Bác-Cổ.

Theo tờ trình lên viện Viễn-Đông Bác-Cổ ngày 10-9-1947 của dân

làng Yên-Lãng, tập đồng thư mới bị mất sau ngày tác-chiến 26-12-1946 tại
Hà-nội.

Trên đây là cả một câu chuyện có vẻ nửa thực nửa hư, nửa thần-thoại,

nửa lịch-sử, mà nhân-dân truyền-tụng, mà sách vở ghi chép. Coi như một
tài-liệu phản chiếu tư-tưởng của thời-đại chúng ta hãy xét xem sự dung-hòa
ba nền tín-ngưỡng ở thời nhà Lý thực-trạng như thế nào.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.