VĂN HÓA VIỆT NAM VỚI ĐÔNG NAM Á - Trang 75

Xem thế các Chúa bấy giờ được lợi lớn trong sự giao-dịch với bên

ngoài. Và nếu cứ tiếp-tục một cách bình-thường thì sẽ nẩy-nở ở xã-hội
nông-nghiệp phong-kiến một giai-cấp tân tư-sản như ở Âu-Tây để biến xã-
hội nông-nghiệp sang xã-hội công-kỹ-nghệ một cách dễ-dàng vậy. Các Vua
Chúa Đường-trong bấy giờ hình như cũng đã tiến dần-dần đến con đường
ấy, cho nên năm 1744 khi người lái Friel đến Huế xin thông-thương, Chúa
Võ-Vương có gởi hai thiếu-niên Việt là Hiến và Lương để theo học tiếng
Bồ-Đào-Nha là thứ tiếng Âu thông-dụng nhất ở Việt-Nam bấy giờ.

Năm 1778 khi Charles Chapman một nhân-viên công-ty Ấn-Độ của

Anh đến yết-kiến Vua Thái-Đức Nguyễn-Văn-Nhạc. Vua ngỏ ý muốn nhờ
vị Toàn-quyền Bengale phái sang một người để dạy binh-lược cho dân
mình, vì Vua có ý chinh-phục xứ Cao-Mên, bán-đảo Đông-dương cho đến
Tiêm-La, xứ Bắc-Việt. Chapman xin để trả lời sau khi trình lên thượng-cấp.
Như vậy đủ thấy ở Việt-Nam các Vua Chúa đều đã ý-thức vận-mệnh của
nước mình, muốn bảo-tồn độc-lập không những phải mở cửa giao dịch với
Âu-Tây mà còn phải canh-tân về kỹ-thuật kinh-tế nữa vậy.

Tuy-nhiên ngoài tài-năng khoa-học mà người Việt hâm-mộ ở người

Âu, về phương-diện thuần-phong mỹ-tục thì phần nhiều người Âu đại-diện
ở Á-Châu bấy giờ cho văn-hóa Âu-Tây không lấy gì làm xứng đáng. Bọn
buôn-bán thì ghen-tị, tranh-dành, mưu-mô hại lẫn nhau vì quyền-lợi kinh-
tế. Những việc sô-sát ẩu-đả thường xẩy ra. Giáo-sĩ Alexandre de Rhodes
mục-kích những chuyện đánh lộn giữa người Pháp và người Bồ, đấu gươm
với nhau chí-tử, có thuật lại rằng, những người bản-xứ trông thấy sự giận-
dữ ấy nói với ông rằng họ chưa từng thấy một việc dã-man như thế bao giờ.
Rồi Giáo-sĩ có kết-luận với người Âu rằng : « Vậy các ngài nghĩ thử khi
thấy người Âu-Châu chúng ta, thì người Việt họ nói thế nào ? »

Không phải chỉ người khác quốc-tịch hay xung-đột nhau mà người

một nước cũng thế. Theo văn-kiện thư-tịch của các thương-quán để lại,
người ta sẽ thấy rất nhiều việc như thế. Các giáo-sĩ đối đãi với nhau, cùng
mang một sứ-mạng truyền-giáo mà hội Gia-Tô cùng với Hội Ngoại-quốc
tranh nhau ráo-riết về khu-vực giảng-dụ tuyên-truyền, giáo-sĩ Bồ hết sức

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.