vận-động ngăn-trở công-việc của các vị đại-diện Tòa-Thánh. Việc chia-rẽ
ấy bắt đầu giữa người Âu-Châu, rồi lôi-cuốn dần-dần cả người bản-xứ nữa.
Cách ăn ở như thế không làm tăng thể-diện cho người Âu-Châu, nhất là đối
với người Việt-Nam nói riêng và người Đông-Nam-Á nói chung đều
chuộng đạo-đức và luân-lý cao-thượng của các nền văn-hóa tinh-thần.
Ngày nay, người Âu-Châu cũng nhận rằng đó là một trong những nguyên-
nhân chính-yếu khiến cho việc buôn-bán thông-thương có khi bị gián-đoạn,
kém thịnh-vượng và đã gây ra những việc cấm đạo Thiên-Chúa sau này.
Một bằng-chứng hiển-nhiên cho tinh-thần hiếu-học và sẵn-sàng đồng-hóa
của người Việt bấy giờ đối với văn-hóa Âu-Tây là việc sáng-chế ra chữ
quốc-ngữ theo mẫu tự La-Tinh. Các giáo-sĩ đến Việt-Nam phải lo học tiếng
bản-xứ để giao-thiệp và truyền-giáo cho con chiên. Thấy cách ghi-chép
tiếng ấy là chữ Nôm khó, họ bèn mượn chữ La-Tinh chắp thành vần theo
thổ-âm. Công-việc ấy do nhiều giáo-sĩ người Bồ-Đào-Nha, người Y-Pha-
Nho, người Ý-Đại-Lợi, người Pháp-Lan-Tây thực-hành rồi thay đi đổi lại
nhiều phen mới thành chữ quốc-ngữ ngày-nay, thay-thế được hoàn-toàn
chữ Nôm và chữ Hán. Hai người có công lớn nhất trong việc này là
Alexandre de Rhodes và Pigneau de Behaime. Các giáo-sĩ chỉ nhằm mục-
đích truyền-giáo tiện-lợi, dân Việt thấy một lợi-khí truyền-thống tư-tưởng
học-thuật đã không ngần-ngại gì mà thâu-hóa chữ viết cho toàn-quốc.
Người Âu-Châu đến Việt-Nam lúc đầu hầu hết thuộc về hai hạng lái-
buôn và giáo-sĩ đã viết sách về những sự mắt thấy tai nghe ở Việt-Nam bấy
giờ, cho ta còn thấy hình-ảnh một xã-hội giao-thời giữa cơ-cấu nông-
nghiệp với cơ-cấu công-thương trước cuộc tấn-công dồn-dập của cuộc
cách-mệnh cơ-khí Âu-Tây sắp-sửa chinh-phục thế giới. Nay chỉ cần đơn-cử
ra đây đoạn văn người Âu-Châu đương-thời đã mô-tả đô-thị Saigon, hiện
nay tập-trung các mối giao-dịch quốc-tế, cách đây hơn thế-kỷ trước khi bị
đế-quốc Âu-Châu đô-hộ. Lời văn trích-dịch của Jean Silvestre trong tác-
phẩm (« L’Empire D’Annam » mà tác-giả đã trích-dịch lại của người lái-
buôn Anh tên là Finalayson :