Hoa, người Mã-Lai thường gọi là Chà-Và. Phong-tục mỗi giống đều khác
nhau, người An-Nam thì theo phong tục Giao-Chỉ.
« Học-trò và thường-dân, nền-ông cũng như nền-bà để tóc xõa xuống
vai, mặc áo cánh ngắn, không có sẻ ở hai bên, cài khuy ở giữa.
« Ở xứ này người ta không biết đến quần, nền-ông thì dùng một miếng
vải quấn ngang lưng và vắt qua mông (khố). Nền-bà thì dùng một miếng
vải quấn-quanh sườn (váy). Nhà cửa đều thấp và nhỏ. Nhưng từ năm 1680
(đời Lê-Ai-Tôn) trở đi, người ta ăn-mặc theo kiểu nhà Minh. Các quan văn
võ đều ăn-mặc theo Kiểu Minh-triều. Nhà cửa đồ dùng thường-nhật đều
giống đời Minh, và những phong-tục miền Bắc đều gác bỏ.
« Người Gia-định rất là thuần-hậu với khách lạ. Khi có người lạ tới
nhà, chủ nhà bao giờ cũng mời ăn trầu, uống trà, và sau cùng dùng cơm.
Mà bữa cơm đãi khách bao giờ cũng thịnh-soạn, bất-luận là khách thân hay
sơ, hay chỉ là một người lạ mặt. Miễn là khách lạ đến chơi nhà là chủ nhân
ân-cần tiếp đãi. Vì thế cho nên một người viễn-phương tới đây rất ít khi
phải lo ăn. Tuy-nhiên phong-tục thuần-hậu này có một điểm không hay.
Bọn vô-lại, bất-lương, vô-gia-cư hầu như được mọi người ủng-hộ khuyến-
khích, thành ra chúng càng ngày càng tệ-nhung.
« Các nhà Nho ở Gia-định có tiếng là hay chữ. Họ ưa dùng và thường
dùng sách vở, quần áo đồ dùng ở Trung-hoa đưa sang, và họ chỉ học văn-
chương xứ đó.
« Hồi xưa chỉ các quan và các nhà giàu mới đi giày. Ngày nay khác
hẳn. Phong-tục Tàu càng ngày càng ảnh-hưởng xứ này, cả đến bọn gia-
nhân sai bảo trong nhà cũng đi giày.
« Xứ này có rất nhiều sông, lạch. Vì thế cho nên trong 10 người thì có
9 người biết bơi lội. Thủy-quân Gia-định có tiếng là thiện-chiến.
« Nhà ở Gia-định phần lớn là lợp ngói. Ở bến Saigon tàu, thuyền
thương-mại ra vào tấp-nập. Không một thương-cảng nào trong nước có thể
so-sánh nổi với Gia-định. Dân Gia-định vì thế rất thạo nghề buôn bán.