ĐÔNG-NAM-Á ĐỨNG TRƯỚC CUỘC CÁCH-
MỆNH KỸ-NGHỆ ÂU-TÂY CẬN-ĐẠI
Phan-Thanh-Giản khi đi sứ sang Âu-Tây đã tả cảm-tưởng về quang-
cảnh xã-hội Âu-Tây như sau :
Bá ban xảo diệu tề Thiên Địa
Duy hữu tử sinh tạo hóa quyền.
Dịch :
Trăm món khéo tay tày thợ Tạo.
Duy còn sống chết chịu thua Trời
Và đến khi về nước cũng đã sớm cảnh-tỉnh.
Từ ngày đi sứ tới Tây-kinh
Thấy việc Âu-Châu phải giật mình
Kêu tỉnh đồng bang mau kịp bước
Hết lời năn-nỉ chẳng ai tin ;
Trải qua lịch-sử xã-hội nhân-loại những khuôn-khổ kinh-tế cũng như
chế-độ chính-trị luôn-luôn thay đổi mở rộng. Sức sản-xuất của xã-hội càng
phức-tạp, sự giao-dịch trao đổi càng chằng chịt. Tuy-nhiên cho tới khoảng
thế-kỷ XVI thì ở Âu-Tây những tiến-bộ cũng chỉ thấy trong vòng chi-tiết so
với các khu-vực khác trên thế-giới không có chi cách-biệt khác nhau lắm.
Vấn-đề Đông-Tây bấy giờ chưa thành vấn-đề, Giữa kinh-tế cổ-xưa sơ-thủy,
kinh-tế phong-kiến nông-nghiệp với kinh-tế thủ-công, nếu có sự khác nhau
thì chẳng qua chỉ ở chi-tiết chứ về tính-chất không có chi khác nhau hẳn. Ở
các giai-đoạn ấy đời sống kinh-tế còn trong phạm-vi chật-hẹp, sản-xuất và
mậu-dịch còn thua kém, thủ-tục còn đè nặng, và thêm vào đấy một qui-chế
nghiêm-khắc chuyên-chế cấm đoán những phát minh và sáng-kiến của tư-
nhân. Động-cơ kinh-tế thì hẳn là sự cầu thỏa-mãn các nhu-cầu sinh-tồn,
song sự dục-cầu ấy chỉ chính-đáng khi nào thích-hợp với luân-thường đạo-
lý và quyền-lợi của đoàn-thể do chính-quyền đại-diện nắm giữ.