của xã-hội Á-Đông xưa. Các cường-quốc nhất đều nẩy-nở trong lục-địa ở
các Trung-châu phì-nhiêu mà khả-năng dẫn-thủy cùng ruộng đất mầu-mỡ
đồng-bằng có thể cầy-cấy đã tạo ra một hoàn-cảnh thuận-tiện cho sinh-hoạt
kinh-tế, dân-cư đông-đúc và văn-minh thảo-mộc. Từ bước đầu lịch-sử dân-
tộc Đông-Nam-Á người ta đã đặc-biệt chú-trọng vào công-cuộc dẫn-thủy
nhập-điền là nhiệm-vụ của các triều-đại. Văn-bia ở Java đã chứng-minh
nhà vua Taruma rất chuyên-chú vào nhiệm-vụ ấy. Và ở Việt-Nam qua các
triều-đại độc-lập Đinh, Lý, Trần, Lê, Nguyễn đã thiết-lập tục thờ-phụng
Xã-Tắc nông-nghiệp ở các buổi tế đầu xuân là Nam-Giao mà nhà Vua làm
chủ-tế.
Công-trình dẫn-thủy không những đóng vai trò kinh-tế mà thôi mà còn
có ảnh-hưởng xã-hội và chính-trị nữa. Công cuộc đắp đê, khai ngòi, đào
sông cũng như canh-tác là công-việc tập-thể, có khuynh-hướng xóa biên-
giới địa-phương và mở-mang ý-thức nhân-dân về sự thống-nhất quốc-gia.
Ý-thức quốc-gia dân-tộc ấy càng được củng-cố để chống đối các cuộc xâm-
lăng ngoại-lai. Đồng-thời chính-quyền có khuynh-hướng tập-trung, càng
tập-trung càng mạnh, vào tay các quân-chủ chuyên-chế, vừa lập-pháp, vừa
hành-pháp và tư-pháp, vừa thống-chế quân-đội. Sông, ngòi, kênh, lạch đã
nối liền đồng-bằng, liên-kết giao-thông của làng-mạc, làm cho chế-độ
quân-chủ chuyên-chế thêm bền vững. Quân-chủ chuyên-chế tập-trung tất
cả quyền-hành bằng một hệ-thống tổ-chức quan-liêu, chứ không dùng có
Chư-Hầu, Vương-Bá hay Sứ-Quân tương-đối độc-lập. Trong xã-hội chỉ còn
hai thế-lực là Vua và Dân, thời-hồ xung đột.
Luật vua thua lệ làng.
Chế-độ chuyên-chế ấy dần-dần trở nên quá ư chặt-chẽ, càng ngày càng
độc-tài nghiêm-khắc với bộ-máy nhà Nước với quan-liêu đè nặng trên đầu
tầng-lớp nông-dân, tuy ở đây không bị nô-lệ vào đất-đai và nhờ tổ-chức
dân-chủ nguyên-thủy Xã-Thôn hay Làng-Xã bảo-vệ. Chính tầng-lớp nông-
dân là sức sản-xuất độc-nhất của xã-hội nông-nghiệp, một mình chịu-đựng
sự bóc-lột hà-hiếp của triều-đình quan-lại, cho nên thường có sự xung-đột
ngấm-ngầm hay bộc-lộ giữa hai thế-lực chính của xã-hội, thế-lực nhà Vua