thương-mại, nhưng không tăng tiến cho sự lưu-thông tiền-tệ. Các mối
buôn-bán với bên ngoài như ở Java thì có Crivijaya và các hải-cảng, hay ở
Việt-Nam thì có Phố-Hiến với Hội-An, đều do nhà Vua hay Chư-hầu
phong-kiến nắm trong tay thương-thuyền riêng. Họ không trở nên nhà buôn
độc-lập để trở nên một giai-cấp trung-lập trong xã-hội. Bởi vậy mà các
nước Đông-Nam-Á tuy có mở mang giao-dịch với quốc-tế từ sớm mà vẫn
giữ mãi chính-thể phong-kiến quí-tộc truyền-thống của xã-hội nông-nghiệp.
Ở trường hợp ấy, tài-sản thu được trong sự buôn-bán giao-dịch quốc-tế
không giúp cho sự tăng tư-bản mà lại chỉ để thỏa-mãn cho thích-thú xa-xỉ
của các nhà quyền-quí, nào xây-dựng thành-quách, điện-đài vĩ-đại :
Angkor, Borobondour, Ayuthya, Pagan hay Rangoon, Lăng-tẩm Huế. Với
nền kinh-tế nông-nghiệp, ý-thức-hệ ngự-trị xã-hội đương thời cũng lại cản
trở sự phát-triển của giai-cấp tư-sản. Ấn-độ-giáo, Phật-giáo, Nho-giáo
không khuyến-khích hoạt-động kinh-tế làm giàu, khinh rẻ sự buôn bán để
giữ quyền ưu-tú cho giai-cấp Nho-giáo hay Giáo-sĩ. Bởi thế mà tục-lệ vô kể
qui-định cấm đoán hoạt-động tăng-gia sản-xuất, giao-dịch thông-thương,
cải-tiến kỹ-thuật đối với thường dân để bảo-vệ độc-quyền cho triều-đình
phong-kiến.
Cho tới thế-kỷ XV, Âu-châu về vật-chất cũng như tinh-thần còn lạc-
hậu đối với Á-châu. Kịp đến thế-kỷ XVII, XVIII sau cuộc cách-mạng kỹ-
nghệ mở-mang giao-thông và khám-phá vàng bạc ở Mỹ-Châu và Ấn-độ,
Âu-Châu bột tiến mau-lẹ trên đường kỹ-thuật và tư-bản cùng khoa-học, mà
Á-Châu vẫn đứng im-lìm bất-di bất-dịch về kỹ-thuật cũng như tư-tưởng.
Với bước tiến sẵn có ấy, Tây-phương đã chinh-phục Đông-phương, đảo lộn
cả điều-kiện sinh-hoạt cố-hữu của xã-hội nông-nghiệp, đi đến đâu đổ máu
trà đạp lên sinh-mạng và giá-trị cổ-truyền chỉ vì quyền-lợi đội lốt văn-
minh.
Trước hết Nam-Dương quần-đảo bị đế-quốc Hòa-Lan chinh-phục thay
thế cho thế-lực thương-mại độc quyền của « Liên-đoàn công-ty Đông-Ấn »
(V.O.C. : Vercenigde Oostindische Compagnie). Tiếp đến là chính-phủ
Hòa-Lan sau 5 năm chinh-chiến, từ 1825 đến 1830 giữa quân-đội Hòa-lan