với quân du-kích địa-phương dưới sự chỉ huy của vị quân-vương của
Djogjakarta là Dipa Negara.
Kết-cục 15000 quân lính tử trận trong đó có 8000 lính người Âu. Dipa
Negara bị bại, cầm tù và bị đầy ở đảo Macassar cho tới 1855 thì chết. Dân
bản-xứ kháng-chiến bị chết mất tới 200.000 người. Đấy thực là một kiểu-
mẫu điển-hình chiến-tranh của nông-dân và văn-thân phò Chúa chống xâm-
lăng thực-dân ở khu-vực Đông-Nam-Á này vậy.
Sau Nam-dương quần-đảo bị chinh-phục thì đến số phận của các nước
lục-địa trên bán-đảo Đông-Dương hay Ấn-Độ Chi-Na bị quân-lực Đế-quốc
Anh và Pháp chinh-phục. Nếu Đế-quốc Hòa-Lan còn hoạt động trong
khuôn-khổ thương-mại hàng-xén, thì đàng này nước Anh và nước Pháp mở
mang về kỹ-nghệ hơn, bắt đầu tìm thị-trường tiêu-thụ ở Á-Đông cho hàng
hóa của mình. Bởi vậy mà bán-đảo Đông-Dương được hai cường-quốc trên
đặc-biệt chú-ý, đặt chân lên trước tiên để mở đường giao-thông vào thị-
trường Tầu và khai-trương thế-hệ đế-quốc.
Nước Anh nhằm vào Miến-Điện (Birmanie) để vào Vân-Nam và miền
Nam và Tây nước Tầu qua con đường Bhamo – Vân-Nam.
Nước Pháp nhằm vào Việt-Nam. Trước hết chiếm lấy Nam-Kỳ (1859-
1867), đặt quyền bảo-hộ lên Cao-Mên (Cambodge) (1863) để lợi-dụng con
sông Mekong mà ngược lên lục-địa Tầu. Sau khi thấy con sông này không
tiện cho một đường thủy dễ dàng, họ bèn ngó lên con sông Nhị-Hà với lái
buôn Jean Dupuis muốn dùng con sông này để chuyên-chở khí-giới lên cho
Vân-Nam bấy giờ đang có giặc Hồi-Hồi.
Kỹ-nghệ Âu-Châu càng ngày càng tiến-triển thì sự đòi hỏi thị-trường
càng bách-thúc, mà sự đòi hỏi về nguyên-liệu lại càng gấp hơn. Tư-bản kỹ-
nghệ càng tập-trung thì thế lực sai khiến chính-quyền càng mạnh, do đấy
mà các cường-quốc Âu-Tây thi-hành cả một chương-trình khai-hóa thuộc-
địa, một thế-kỷ đế-quốc đã hoàn-thành công-trình qua-phân Đông-Nam-Á.
Anh Pháp liên-minh đánh vào lục-địa Trung-Hoa, qua-phân bán-đảo
Đông-dương, nước Anh mặt Tây, nước Pháp mặt Đông, ở giữa nước Siam