VĂN HÓA VIỆT NAM VỚI ĐÔNG NAM Á - Trang 88

nhờ vị-trí địa-lý bàn-đệm giữa hai thế-lực mà duy-trì được địa-vị bán độc-
lập. Phi-Luật-Tân bị đổi chủ, từ thuộc-địa của Espagne (Y-Pha-Nho) sang
thuộc-địa của Mỹ-quốc, Nam-Dương quần-đảo là thuộc-địa Hòa-Lan. Đến
đầu thế-kỷ XX, cuộc chia phân Đông-Nam Á-Châu đã hoàn-thành, tuy
nhân-dân và văn-thân vẫn tiếp-tục kháng-chiến bột-phát hay ngấm-ngầm,
khẩu-hiệu tuy đổi khác từ Phan-Đình-Phùng đến Nguyễn-Thái-Học nhưng
mục-đích cũng vẫn chỉ có một : giải-phóng dân-tộc.

Các dân-tộc Á-Châu nói chung và riêng các dân-tộc Đông-Nam-Á

hình như không khâm-phục chủ-nghĩa khai-hóa văn-minh của các đế-quốc
Âu-Tây. Họ không tin rằng văn-minh chỉ là cơ-khí, văn-hóa chỉ là khoa-học
kỹ-nghệ, mà trái lại họ càng ngờ-vực cơ-khí, vì trong tinh-thần truyền-
thống của họ từng đã dạy rằng : « Cơ-khí sinh cơ-tâm » được chứng-minh
một cách hiển-nhiên trong các cuộc giao-dịch của họ với người Âu-Tây
suốt mấy thế-kỷ gần đây. Nhất là cuộc chiến thắng giữa Nhật-Nga ở Port
Arthur năm 1904. Nước Nhật tự trước đến bấy giờ là một nước hải-đảo
hẻo-lánh phía Bắc Thái-Bình-Dương, chưa từng có vai trò lịch-sử gì trong
lịch-sử văn-minh ở cõi Á-Đông, đột-nhiên đứng lên địa-vị đàn anh lãnh-
đạo các dân-tộc Á-Châu chống với các thế-lực xâm-lăng hùng mạnh của
Âu-Tây. Như thế được, đối với con mắt nhân-dân Á-Châu chỉ nhờ có một
thời-gian vẻn-vẹn ba mươi năm cơ-khí hóa, thâu-nhận kỹ-thuật của Tây-
phương mà trở nên một cường-quốc văn-minh. Vậy văn-minh chỉ là sức
mạnh võ-lực thôi ư ? Do đấy mà các dân-tộc Á-Châu càng không tin-tưởng
vào khẩu-hiệu « Dieu blanc hommes jaunes » « Thần da trắng người da
vàng » của thực-dân đế-quốc Âu-Tây nữa. Và từ đấy các phong-trào quốc-
gia chuyển-hướng sang hướng canh-tân Âu-hóa bằng cách học-hỏi khoa-
học kỹ-thuật mới. Đấy là phong trào tân-văn-hóa của Khang-Hữu-Vi,
Lương-Khải-Siêu, Tôn-Dật-Tiên bên Tầu và Phan-Bội-Châu, Phan-Chu-
Trinh và Nguyễn-Thái-Học bên Việt-nam. Các phong-trào ấy vẫn tiếp-tục
đại-diện cho ý-nguyện dân-tộc muốn đánh đổ chế-độ thực-dân và cải-tổ
phong-kiến, ngõ hầu hiện-đại hóa xã-hội nông-nghiệp. Nhưng phong-kiến
đã bị hoàn-toàn ngu-mê làm tay sai ngoan-ngoãn cho thực-dân, mà đế-quốc

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.