với thế-lực Dân-Đen. Những cuộc tranh-đấu ấy đã diễn ra suốt lịch-sử Á-
Châu, và ở Việt-Nam rất rõ-rệt, chứng-tỏ giai-cấp nông-dân tranh-đấu với
thế-lực thống-trị một cách vô tổ-chức vì thiếu hay không có được một ý-
thức-hệ nào khác với ý-thức-hệ chuyên-chế phong-kiến kiểu Á-Đông. Bởi
vậy mà mục-đích tranh-đấu không nhất-trí, luôn-luôn bị tiêu-diệt. Thảng-
hoặc có phen thắng như cuộc cách-mệnh của Hồ-Quý-Ly hay Tây-Sơn,
xong rồi cũng lại quay về với ý-thức-hệ và tổ-chức chính-quyền phong-
kiến. Bởi vậy mà cơ-cấu xã-hội trải nhiều phen cách-mệnh bạo-động và
canh-tân mà rút-cục cũng không có gì thay đổi tại nền-móng cả. Đấy là
nguyên-nhân ngưng-trệ của xã-hội nông-nghiệp Á-Châu và Đông-Nam-Á.
Cho đến thế-kỷ XIX tất cả Đông-Nam-Á-Châu chỉ biết một cách-thức
sản-xuất nông-nghiệp, đi đôi với chế-độ nô-lệ hay bán nô-lệ cho nên kỹ-
thuật chậm tiến. Dân-tộc Chàm, Khmer, Siam, Miến hay Việt tranh cướp
nhau nhân-công nô-lệ và đất-đai khai-khẩn. Dân Việt tỏ ra ưu-thắng vì chế-
độ nô-lệ được bỏ đi sớm hơn để thay thế cho chế-độ nhân-công tương-đối
tự-do, khiến cho năng-suất sản-xuất có phần cao hơn các dân-tộc chung-
quanh.
Rồi bắt đầu có sự phân-công ở tất-cả các xứ vì sự phát-triển thương-
nghiệp quốc-tế. Các phường-bạn thủ-công-nghệ thành-lập ở các đô-thị. Kể
từ thế-kỷ thứ II đô-thị Phù-Nam đã trở nên một đế-quốc thương-nghiệp nhờ
vị-trí trên đường giao-thông giữa Trung-hoa, Ấn-độ và Âu-Tây. Kế đến
Crivijaya cũng có một thời thịnh vào thế-kỷ thứ VII. Các đế-quốc đô-thị
thịnh rồi suy, thăng rồi trầm, liên-tiếp mà chưa có một nước nào, một đô-thị
nào có được một giai-cấp tư-sản có thế-lực như giai-cấp tư-sản Âu-Tây
cuối thời phong-kiến để đóng vai thế-lực thứ ba giữa nông-dân với quân-
chủ.
Nguyên-nhân chính của hiện-tượng này là sự tập-trung tư-bản không
đủ, kinh-tế tự-nhiên lấn át kinh-tế tiền-tệ. Sự giao-dịch trong nước về hệ-
thống làng-xã tự-trị địa-phương không làm cho tiền-tệ lưu-thông phát-triển,
mà sự trao đổi thường còn giữ lối trao đổi chất-liệu. Đối với sự giao-dịch
với bên ngoài cũng thế, cho nên tuy có sự tiến-triển về đường sản-xuất