“Tôi đã nói với nó về chuyện này. Tôi đã nói rất rõ ràng với nó. Tôi bảo
nó tôi không quan tâm những đứa trẻ khác đang làm gì- đó là việc của bố
mẹ chúng, không phải của tôi. Nhưng tôi nói rõ ràng rằng nó không được đi
với bọn con trai hay gặp gỡ chúng sau giờ học. Dứt khoát là thế
Ông ta dùng gậy đập nhẹ lên cái chân giả và nhìn Mma Ramotswe một
cách mong đợi.
Mma Ramotswe hắng giọng. “Ông cần tôi làm gì trong chuyện này phải
không?” cô nhẹ nhàng nói. “Đây là lý do khiến ông yêu cầu tôi tới đây tối
nay đúng không?”
Ông Patel gật đầu. “Đó chính xác là nguyên nhân. Tôi muốn cô tìm ra
thằng bé đó, và sau đó tôi sẽ nói chuyện với nó”.
Mma Ramotswe nhìn ông Patel chăm chú. Ông ta có tư tưởng quá cổ lỗ,
và ngày nay mọi người đối xử với thanh niên như thế nào, đặc biệt tại một
trường như trường Maru-a-Pula toàn trẻ em ngoại quốc, thậm chí có cả trẻ
em từ Đại sứ quán Mỹ và những nơi tương tự như thế? Cô đã nghe nhiều về
những ông bố Ấn Độ cố gắng dàn xếp hôn nhân, nhưng thực tế cô chưa bao
giờ gặp hành động như thế này. Và có lẽ ông Patel nghĩ rằng cô sẽ đồng
tình với mình, rằng cô có cùng quan điểm.
“Nói chuyện với cô ấy không tốt hơn sao?” cô dịu dàng đề nghị. “Nếu
ông hỏi cô ấy chàng thanh niên là ai, cô ấy sẽ kể cho ông”.
Ông Patel với lấy cái gậy và đập vào cái chân giả.
“Không có gì”. Ông nói cay nghiệt, giọng nói trở nên chói tai. “Không
có gì cả. Tôi vừa mới hỏi nó khoảng ba tuần trước, có thể là bốn tuần. Và
nó không trả lời, nó là một đứa ngốc nghếch”.
Mma Ramotswe nhìn xuống chân mình và nhận ra cái nhìn chằm chằm
của ông Patel. Cô đã quyết định một nguyên tắc trong cuộc sống của mình
là không bao giờ từ chối ai, trừ khi họ yêu cầu cô làm việc gì đó tội lỗi.
Quy tắc này vẫn đang hoạt động; cô vừa mới nhận ra rằng những ý kiến của
mình về một đề nghị giúp đỡ, về đạo đức đúng sai đã thay đổi khi cô trở
nên cảnh giác hơn với tất cả những nhân tố liên quan. Cũng có thể tương tự