Xem xét kỹ hơn vân tay khí quyển của Trái Đất, dấu ấn sinh học của
con người còn bao gồm axít lưu huỳnh, cácboníc và nitric, cùng các thành
phần khói bụi từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch. Nếu các sinh vật ngoài hành
tinh tò mò kia tình cờ phát triển vượt bậc hơn ta về xã hội, văn hóa và công
nghệ, thì họ chắc chắn sẽ diễn giải các dấu ấn sinh học này là bằng chứng
chắc ăn nhất cho việc thiếu vắng sự sống thông minh trên Trái Đất.
Ngoại hành tinh đầu tiên được phát hiện vào năm 1995, và vào thời
điểm cuốn sách này được viết, con số tổng cộng đã vươn lên đến bốn nghìn,
hầu hết được tìm thấy ở một vùng nhỏ quanh hệ Mặt Trời, xét trong tương
quan với kích cỡ của Ngân Hà. Thế nên còn xuất hiện nhiều nơi nữa có
ngoại hành tinh như thế. Dù gì, thiên hà của chúng ta chứa đựng đến hơn
một trăm tỉ ngôi sao, và vũ trụ mà ta biết chứa đựng đâu đó trong khoảng
một trăm tỉ thiên hà.
Cuộc tìm kiếm sự sống trong vũ trụ của ta cuốn theo phương cách tìm
kiếm ngoại hành tinh, một vài trong số đó tương đồng với Trái Đất - không
giống đến từng chi tiết, dĩ nhiên, nhưng thuộc tính chung thì giống. Những
áng chừng gần đây nhất, trích xuất từ các danh mục hiện hành, gợi ý rằng có
đến bốn mươi tỉ hành tinh giống với Trái Đất chỉ tính riêng trong Ngân Hà.
Đó là những hành tinh mà con cháu chúng ta có thể một ngày nào đó sẽ
muốn ghé thăm, theo ý thích, nếu không phải là bị bắt buộc.