gắng cách mấy, những nhà nghiên cứu về linh trưởng cũng sẽ chẳng bao giờ
dạy cho một con tinh tinh làm được phép chia số lớn hay tính hàm lượng
giác.
Nếu khác biệt nhỏ về di truyền giữa ta và loài linh trưởng bà con của
chúng ta là nguyên do cho khác biệt có vẻ rất to lớn về trí tuệ, thế thì biết
đâu sự khác biệt về trí tuệ ấy cũng chẳng phải to tát gì.
Hãy tưởng tượng một dạng sống có trí óc ưu việt hơn so với ta cũng
như ta so với loài tinh tinh. Đối với một giống loài như vậy, thành tựu trí tuệ
đỉnh cao của chúng ta cũng chỉ là trò vặt vãnh. Mấy đứa trẻ chập chững của
họ, thay vì học chữ i tờ trên
, thì sẽ học phép tính vi tích phân
hàm nhiều biến trên
. Định lý toán học phức tạp nhất của ta,
triết học sâu sắc nhất của ta, sẽ là bài tập cho các bé học sinh mang về nhà
để bố mẹ lấy nam châm trưng lên cửa tủ lạnh. Những sinh vật này sẽ nghiên
cứu về Stephen Hawking (người giữ cùng chức giáo sư danh giá từng thuộc
về Isaac Newton tại Đại học Cambridge) vì ông sáng dạ hơn mọi người một
chút, vì ông có thể nghiên cứu vật lý thiên văn lý thuyết và các phép tính sơ
đẳng khác trong đầu, như thằng bé con Timmy nhà họ mới học mẫu giáo về.
Nếu có một khoảng cách di truyền vời vợi chia tách chúng ta khỏi
người họ hàng gần nhất trong giới động vật, thì ta tán dương sự thông minh
sáng láng của bản thân cũng đúng lý thôi. Ta nghênh ngang rảo bước khắp
nơi, tự cho rằng mình khác xa và đặc biệt hơn hẳn các sinh vật đồng hương.
Nhưng kỳ thực chẳng có cách biệt nào như thế cả. Thay vào đó, chúng ta
hòa làm một với phần còn lại của tự nhiên, không phải nằm trên hay nằm
dưới, mà nằm giữa.
Cần làm mềm cái tôi nữa ư? Hãy so sánh với số lượng, kích cỡ, quy mô
thôi là đủ.
Đơn cử nước. Nó đơn giản, phổ biến và trọng yếu. Có nhiều phân tử
nước trong một cốc 200 gram nước hơn là số cốc có thể lấp vào toàn bộ đại
dương trên thế giới. Mỗi cốc nước truyền qua cơ thể một con người rồi cuối
cùng lại tham gia trở lại vào nguồn cung nước toàn cầu, nó chứa đủ phân tử