Những nguyên tố này sẽ vô dụng một cách đáng kinh ngạc nếu chúng
vẫn ở lại nơi chúng hình thành. Nhưng các sao khối lượng cao bất ngờ phát
nổ, vung vãi khúc ruột giàu thành phần hóa học đi khắp thiên hà. Sau bảy
hay tám tỉ năm bồi đắp như vậy, có một ngôi sao tầm thường (Mặt Trời) đã
sinh ra ở một vùng tầm thường (nhánh Orion) trong một thiên hà tầm thường
( dải Ngân Hà) thuộc một phần tầm thường của vũ trụ (ngoại vi của siêu
cụm thiên hà Xử Nữ).
Đám mây khí mà từ đó Mặt Trời hình thành có trữ lượng nguyên tố
nặng đủ để kết hợp và sinh nở ra một danh sách phức tạp các vật thể quay
theo quỹ đạo, trong đó bao gồm vài hành tinh khí hay đá, hàng nghìn tiểu
hành tinh, và hàng tỉ sao chổi. Trong vài trăm triệu năm đầu tiên lượng lớn
các mảnh vụn còn sót lại có quỹ đạo thất thường sẽ bồi tích vào những vật
thể lớn hơn. Quá trình này xảy ra dưới dạng va chạm ở năng lượng và tốc độ
cao, những va chạm này làm kết xuất bề mặt nóng chảy của các hành tinh
đá, ngăn cản sự hình thành của những phân tử phức hợp.
Vật chất có khả năng bồi tích trong hệ Mặt Trời càng lúc càng ít đi, bề
mặt các hành tinh bắt đầu nguội dần. Hành tinh mà ta gọi là Trái Đất được
hình thành tại một kiểu khu vực Goldilocks (vùng có thể sống được) quanh
Mặt Trời, nơi đây đại dương nhìn chung còn ở thể lỏng. Nếu Trái Đất gần
Mặt Trời hơn, các đại dương sẽ bốc hơi mất. Nếu Trái Đất ở xa hơn, các đại
dương sẽ bị đóng băng. Dù là trường hợp nào, sự sống như ta vẫn biết sẽ
không tiến hóa.
Trong các đại dương thể lỏng giàu hóa chất, bằng một cơ chế chưa
được khám phá, các phân tử hữu cơ chuyển đổi thành sự sống tự-tái-tạo.
Chiếm ưu thế trong nồi súp nguyên sơ này là các vi khuẩn kỵ khí đơn giản -
dạng sống sinh sôi ở môi trường thiếu vắng oxy nhưng lại tiết ra sản phẩm
phụ là oxy, vốn có tiềm lực hóa học. Những cấu trúc đơn bào sơ khai này vô
tình chuyển hóa khí quyển giàu carbon dioxide của Trái Đất thành bầu khí
quyển có đủ oxy này, thường đi theo từng cặp (O
2
), đã kết hợp bộ ba để hình