điều tiên đoán, chỉ vài ngày trước khi sóng hấp dẫn ấy, thứ đã di chuyển qua
1,3 tỉ năm, ùa đến Trái Đất và bị phát hiện ra.
Đúng vậy, Einstein thật quá ngầu.
Hầu hết các mô hình khoa học đều mang tính lưng chừng, và chừa
nhiều chỗ cho việc điều chỉnh tham số, nhằm khớp hơn với vũ trụ mà ta biết.
Trong một vũ trụ “nhật tâm” lấy Mặt Trời là trung tâm, theo hình dung của
nhà toán học thế kỷ 16 Nicolaus Copernicus, các hành tinh quay quanh quỹ
đạo hình tròn hoàn hảo. Đoạn quay-quanh-Mặt-Trời thì đúng, và là bước
tiến rõ rệt so với vũ trụ “địa tâm” lấy Trái Đất là trung tâm, nhưng đoạn
hình-tròn-hoàn-hảo thì hơi trật chìa – tất cả hành tinh đều quay quanh Mặt
Trời theo những đường tròn bị làm dẹt đi, gọi là đường êlíp, và thậm chí
hình dạng đó cũng chỉ gần đúng với một quỹ đạo phức tạp hơn. Ý tưởng cơ
bản của Copernicus vẫn đúng, đấy mới là thứ đáng nói nhất. Nó chỉ cần uốn
nắn thêm một chút thì sẽ chính xác hơn.
Song, trong trường hợp thuyết tương đối của Einstein, nguyên lý nền
tảng của toàn bộ lý thuyết này đòi hỏi rằng mọi thứ phải diễn ra chính xác
như dự đoán. Einstein thực tế đã xây nên công trình mà thoạt trông thì tựa
như một tòa tháp xếp bằng lá bài, chỉ có hai hay ba định đề đơn giản chống
đỡ cho toàn bộ kiến trúc. Thật vậy, sau khi hay biết có một quyển sách năm
1931 tiêu đề One hundred authors against Einstein
(Một trăm tác giả chống
lại Einstein), ông đáp lại rằng nếu quả tình ông sai, thì chỉ cần một người
thôi cũng đủ.
Ở đây, hạt mầm của một trong những sai lầm hấp dẫn nhất trong lịch sử
khoa học đã được gieo. Các phương trình mới của Einstein về tương tác hấp
dẫn bao gồm một thuật ngữ mà ông gọi là hằng số vũ trụ và biểu thị bằng
chữ Hy Lạp lambda: ∧. Thuật ngữ này phù hợp về mặt toán học nhưng chỉ là
một tùy chọn đã cho phép ông biểu diễn một vũ trụ tĩnh – vũ trụ chẳng giãn
nở ra cũng chẳng co rút lại.
Lúc bấy giờ, không ai tưởng tượng nổi vũ trụ còn phải làm bất cứ điều
gì ngoại trừ việc đơn giản là tồn tại. Thế nên nhiệm vụ duy nhất của lambda