VẬT LÝ THIÊN VĂN CHO NGƯỜI VỘI VÃ - Trang 64

Titan đặc gấp 1,7 lần nhôm, nhưng nó kiên cố gấp hơn hai lần. Do đó

titan, nguyên tố dồi dào thứ chín trong vỏ Trái Đất, trở thành bảo bối thời
hiện đại đa công dụng, chẳng hạn làm các bộ phận của máy bay quân sự vốn
đòi hỏi kim loại chắc mà nhẹ. Ở hầu khắp các nơi trong vũ trụ, số nguyên tử
oxy vượt hơn số cácbon. Sau khi mỗi nguyên tử cácbon bám vào nguyên tử
oxy có sẵn (tạo thành cácbon mônôxít hay cácbon điôxít), số oxy còn lại liên
kết với thứ khác, như titan. Phổ của các ngôi sao đỏ toàn là những đặc điểm
có thể truy nguyên về titan ôxít, vốn là thứ chẳng xa lạ gì với các kiểu hình
sao trên Trái Đất: sở dĩ đá

sapphire sao và ruby sao

mang ánh sao rực rỡ là

do tạp chất titan ôxít nằm lẫn trong mạng tinh thể của chúng. Hơn nữa, phần
sơn trắng trên mái vòm đài thiên văn cũng dùng đến titan ôxít, là thứ phản
quang cao trong vùng hồng ngoại của quang phổ, làm giảm đáng kể nhiệt
lượng tích tụ từ ánh mặt trời trong không khí xung quanh kính thiên văn.
Khi màn đêm buông xuống, với mái vòm mở rộng, nhiệt độ không khí
quanh kính thiên văn mau chóng đạt mức bằng với nhiệt độ khí trời ban
đêm, cho phép ánh sáng từ các ngôi sao và các vật thể vũ trụ khác trở nên
sắc nét và rõ ràng. Và, mặc dù không trực tiếp được đặt tên theo vật thể vũ
trụ, tên gọi titan bắt nguồn từ các vị thần khổng lồ Titan trong thần thoại Hy
Lạp; Titan còn là mặt trăng lớn nhất của Sao Thổ.

Ở nhiều phương diện, sắt đáng xếp vào hàng nguyên tố quan trọng bậc

nhất vũ trụ. Các sao nặng sản sinh ra nguyên tố trong lõi, theo thứ tự từ heli
đến cácbon rồi oxy đến nitơ và cứ thế, chạy suốt đến sắt trên bảng tuần
hoàn. Với hai mươi sáu hạt proton và ít nhất bấy nhiêu hạt neutron trong
nhân, nét độc đáo của sắt nằm ở chỗ nó có tổng năng lượng tối thiểu tính
trên mỗi hạt (particle) trong hạt nhân của mỗi nguyên tố. Điều này có nghĩa
rất đơn giản: nếu bạn tách nguyên tử sắt bằng phản ứng phân hạch (phân rã
hạt nhân), chúng sẽ hấp thụ năng lượng. Còn nếu bạn kết hợp nguyên tử sắt
bằng phản ứng hợp hạch (tổng hợp hạt nhân), chúng cũng sẽ hấp thụ năng
lượng. Tuy nhiên, công việc của những ngôi sao là tạo ra năng lượng. Khi
những sao khối lượng lớn chế tạo và tích tụ sắt trong lõi tức là chúng đang
cận kề cái chết. Nếu không có nguồn năng lượng phì nhiêu, sao sẽ suy sụp
dưới sức nặng của chính nó và ngay lập tức bật lại trong một vụ nổ hoành

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.