được tìm thấy khắp thế giới ở tầng địa chất thuộc ranh giới giữa kỷ Crêta và
kỷ Palêôgen (viết tắt là K-Pg)
, niên đại 65 triệu năm về trước. Vừa hay, đó
cũng là thời điểm mọi chủng loài trên cạn lớn hơn cỡ cái vali xách tay bị
tuyệt chủng, bao gồm loài khủng long huyền thoại. Iriđi hiếm gặp trên bề
mặt Trái Đất nhưng khá phổ biến trong các tiểu hành tinh kim loại kích cỡ
khoảng 10 kilômét, mà khi va chạm với Trái Đất sẽ bốc hơi ngay tức khắc,
làm vương vãi nguyên tử khắp bề mặt địa cầu. Do đó, bất kể bạn có tâm đắc
giả thuyết nào về sự hủy diệt loài khủng long, thì đứng đầu danh sách ấy nên
là một tiểu hành tinh chết chóc to cỡ núi Everest từ ngoài không gian lao
đến.
Tôi không biết Albert sẽ nghĩ thế nào về chuyện này, nhưng một
nguyên tố vô danh đã được khám phá từ đống đổ nát của vụ thử bom hydro
đầu tiên tại đảo san hô vòng Eniwetok ở Nam Thái Bình Dương, ngày 1
tháng Mười một năm 1952, và được đặt cho cái tên einsteini để vinh danh
ông. Chứ nếu là tôi thì tôi sẽ đặt cái tên
.
Mười mục trong bảng tuần hoàn lấy tên từ những vật thể quay quanh
Mặt Trời:
Phốtpho xuất xứ từ tiếng Hy Lạp nghĩa là “mang ánh sáng”, và là tên
gọi thời cổ đại chỉ Sao Kim khi nó xuất hiện trước lúc mặt trời mọc trên bầu
trời bình minh.
Xêlen xuất xứ từ selene, là tiếng Hy Lạp dùng để chỉ Mặt Trăng; nó
được đặt cho tên gọi ấy vì khi ở dạng quặng, nguyên tố này luôn gắn liền với
nguyên tố têlua, đấy lại là cái tên của Trái Đất, từ tiếng Latin tellus.
Ngày 1 tháng Một năm 1801, nhà thiên văn học người Ý Giuseppe
Piazzi phát hiện một hành tinh mới quay quanh Mặt Trời trong khoảng trống
rộng rãi đáng ngờ giữa Sao Hỏa và Sao Mộc. Tiếp nối truyền thống đặt tên
hành tinh theo tên các vị thần La Mã, vật thể này được đặt cho cái tên Ceres,
vị nữ thần mùa màng. Ceres, dĩ nhiên, cũng là gốc của từ cereal trong tiếng
Anh, nghĩa là ngũ cốc. Thời bấy giờ, cộng đồng khoa học vô cùng hào hứng
đến nỗi vinh danh sự kiện này bằng cách đặt tên nguyên tố đầu tiên được