Bản vào ngày 6 tháng Tám năm 1945. Với chín mươi hai proton đóng gói
trong hạt nhân, urani thường được miêu tả như một nguyên tố “lớn nhất”
gặp trong tự nhiên, dù lượng dấu vết của những nguyên tố lớn cũng có thể
được tìm thấy một cách tự nhiên ở nơi khai thác quặng urani.
Nếu Sao Thiên Vương xứng đáng có một nguyên tố đặt theo tên nó, thì
Sao Hải Vương cũng vậy. Khác với urani được phát hiện không lâu sau Sao
Thiên Vương, thì néptuni được phát hiện vào năm 1940 trong máy gia tốc
cyclotron Berkeley, tròn 97 năm sau khi nhà thiên văn học người Đức John
Galle phát hiện ra Sao Hải Vương từ một đốm nhỏ trên trời, vốn được nhà
toán học người Pháp Joseph Le Verrier tiên đoán từ trước qua nghiên cứu
biểu hiện quỹ đạo khó hiểu của Sao Thiên Vương. Giống như Sao Hải
Vương đứng ngay sau Sao Thiên Vương trong hệ Mặt Trời, nguyên tố
néptuni cũng đứng ngay sau urani trong Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa
học.
Máy gia tốc cyclotron Berkeley phát hiện được nhiều nguyên tố không
có trong tự nhiên, bao gồm plutôni là nguyên tố theo ngay sau néptuni trong
bảng và được đặt theo tên Sao Diêm Vương (Pluto), mà Clyde Tombaugh đã
phát hiện tại Đài thiên văn Lowell, tiểu bang Arizona năm 1930. Giống với
lần phát hiện Ceres cách đấy 129 năm, ai nấy đều phấn khởi. Sao Diêm
Vương là hành tinh đầu tiên được một người Mỹ phát hiện, và khi chưa có
dữ liệu tốt hơn, đông đảo mọi người xem nó như một hành tinh có kích cỡ
và khối lượng tương đồng với Trái Đất, nếu không muốn tính cả Sao Thiên
Vương hay Sao Hải Vương. Đến khi các nỗ lực đo lường kích cỡ Sao Diêm
Vương càng lúc càng tinh xảo hơn, Sao Diêm Vương cũng càng lúc càng
nhỏ bé hơn. Hiểu biết của ta về các khía cạnh của Sao Diêm Vương mãi đến
cuối những năm 1980 mới đâu vào đấy. Nay ta biết rằng Sao Diêm Vương
băng giá lạnh lùng chính là hành tinh nhỏ nhất, chỉ khác biệt chút xíu là nó
còn bé con hơn cả sáu mặt trăng lớn nhất hệ Mặt Trời. Giống như các tiểu
hành tinh, về sau hàng trăm vật thể nữa có quỹ đạo tương tự Sao Diêm
Vương đã được phát hiện trong hệ Mặt Trời, là chỉ dấu về sự tồn tại một kho
thiên thể nhỏ băng giá mà xưa nay chưa ai biên chép, gọi là vành đai Kuiper