VẬT LÝ THIÊN VĂN CHO NGƯỜI VỘI VÃ - Trang 76

với tốc độ tỉ lệ với khoảng cách từ ta đến chúng. Như đã thấy ở vài chương
trước, đây là dấu hiệu nổi tiếng của một vũ trụ đang giãn nở, do Edwin
Hubble phát hiện vào năm 1929. Khi bạn kết hợp thuyết tương đối của
Einstein với vận tốc ánh sáng, với vũ trụ đang giãn nở, và sự loãng ra của
khối lượng và năng lượng trong không gian do hệ quả của sự giãn nở, thì từ
chỗ ta mà nhìn về mọi hướng đều sẽ có một khoảng cách nơi mà vận tốc lùi
xa của thiên hà bằng với tốc độ ánh sáng. Từ khoảng cách này trở đi, ánh
sáng từ mọi vật thể phát sáng sẽ mất hết năng lượng trước khi đến được với
chúng ta. Vũ trụ bên ngoài “rìa” hình cầu này vì thế trở nên vô hình, và đến
nay như ta hiểu, phần vũ trụ ấy là không thể hiểu được.

Có một biến thể rất phổ biến của ý tưởng đa vũ trụ, nó cho rằng các vũ

trụ cấu thành đa vũ trụ không hoàn toàn tách biệt, mà chúng là các túi không
gian cách biệt, không tương tác với nhau, nằm bên trong một kết cấu không-
thời gian liên tục - như đám thuyền trên biển cả, đủ xa nhau để những đường
chân trời hình tròn của chúng không giao cắt. Bằng tất cả những gì mà mỗi
một con tàu có thể xác định được, nếu không có dữ liệu phụ trợ, thì nó chỉ
thấy nó là con tàu độc nhất trên đại dương.

Dạng khối cầu quả là công cụ lý thuyết màu mỡ để giúp ta có được

kiến giải đủ kiểu vấn đề của vật lý thiên văn. Nhưng ta cũng đừng nên quá
cuồng hình cầu. Tôi nhớ lại một chuyện nửa đùa nửa thật về cách tăng sản
lượng sữa trong một trang trại: Một chuyên gia chăn nuôi có thể nói, “Hãy
xem xét chế độ ăn uống của con bò…” Một kỹ sư có thể nói, “Hãy xem xét
thiết kế của máy vắt sữa…” Nhưng chỉ có nhà vật lý thiên văn mới nói,
“Nếu ta xem xét trường hợp con bò hình cầu…”

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.