VẬT LÝ THIÊN VĂN CHO NGƯỜI VỘI VÃ - Trang 77

9. ÁNH SÁNG BẤT KHẢ KIẾN

Hãy chào đón hồn ma như một người khách lạ.
Trên trời dưới đất còn biết bao điều, Horatio ạ,
Mà triết học của các bạn chưa hề mơ tưởng nổi.

- Hamlet, Hồi 1, Cảnh 5

Trước năm 1800, từ “light” trong tiếng Anh ngoại trừ công dụng là

động từ (mang nghĩa “thắp sáng”) và tính từ (mang nghĩa “nhẹ nhàng”), còn
dùng để biểu đạt ánh sáng khả kiến mà thôi. Nhưng đầu năm đó nhà thiên
văn học

*

người Anh William Herschel đã quan sát thấy đôi chút ấm lên chỉ

có thể được gây ra bởi một dạng ánh sáng mà mắt người không nhìn thấy. Là
một nhà quan sát lão luyện, Herschel trước đó từng phát hiện ra Sao Thiên
Vương vào năm 1781 và bấy giờ ông đang khám phá mối liên hệ giữa ánh
sáng mặt trời, màu sắc và nhiệt độ. Ông bắt đầu bằng cách đặt một lăng kính
trên đường đi của tia nắng. Chẳng có gì mới lạ. Cách này Sir Isaac Newton
đã thực hiện hồi những năm 1600, dẫn đến việc ông gọi tên bảy màu quen
thuộc trong quang phổ khả kiến: đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. (Trong
tiếng Anh, chữ cái đầu tên các màu này ghép lại đúng thành

Roy G. Biv

).

Nhưng hiếu kỳ hơn, Herschel còn thắc mắc nhiệt độ của mỗi màu sẽ như thế
nào. Vậy nên ông đặt nhiệt kế ở các vùng khác nhau của cầu vồng màu để
chứng minh, như ông đã nghi ngờ, rằng màu sắc khác nhau biểu lộ nhiệt độ
khác nhau.

Các thí nghiệm được thực hiện hoàn hảo luôn đòi hỏi phải có “đối

chứng” - tức một phép đo mà ta kỳ vọng không chịu ảnh hưởng gì, trong vai

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.