VẬT LÝ THIÊN VĂN CHO NGƯỜI VỘI VÃ - Trang 89

đặt tên cho tiểu hành tinh họ tìm thấy. Các họa sĩ thường phác họa nơi này
thành một vùng đá dập dềnh lộn xộn trong mặt phẳng của hệ Mặt Trời,
nhưng tổng khối lượng vành đai tiểu hành tinh còn ít hơn 5% khối lượng
Mặt Trăng, mà khối lượng này chỉ suýt soát hơn 1% khối lượng của Trái
Đất. Nghe thật nhỏ nhoi. Nhưng sự nhiễu loạn được tích lũy của chúng sẽ
liên tiếp tạo ra một tập hợp nhỏ chết chóc, có thể lên đến vài nghìn tiểu hành
tinh, quay theo những lộ trình quái gở giao cắt với quỹ đạo Trái Đất. Tính
toán sơ bộ cho thấy hầu hết chúng sẽ đâm sầm vào Trái Đất trong vòng một
trăm triệu năm nữa. Những vật thể rộng khoảng hơn một kilômét sẽ va chạm
với đủ năng lượng để làm mất ổn định hệ sinh thái trên Trái Đất và đẩy hầu
hết chủng loài trên cạn của Trái Đất vào chỗ tuyệt diệt. Thế thì thật thê thảm.

Tiểu hành tinh không phải là vật thể không gian duy nhất đe dọa sự

sống trên Trái Đất. Vành đai Kuiper là một dải “bất động sản” rải rác sao
chổi, bắt đầu tính từ sát ngoài quỹ đạo của Sao Hải Vương, nó bao gồm luôn
Sao Diêm Vương, và từ đó kéo dài ra có lẽ cũng bằng quãng đường từ Sao
Hải Vương đến Mặt Trời. Nhà thiên văn học người Mỹ gốc Hà Lan Gerard
Kuiper đề xuất ý tưởng rằng ở những vùng sâu lạnh lẽo của không gian, bên
ngoài quỹ đạo Sao Hải Vương, là nơi trú ngụ của các vật thể bị đóng băng,
còn sót lại sau sự hình thành hệ Mặt Trời. Không tìm thấy một hành tinh đồ
sộ nào để rúc vào, hầu hết những sao chổi này sẽ quay quanh Mặt Trời trong
hàng tỉ năm tiếp đến. Cũng như với vành đai tiểu hành tinh, một số vật thể
thuộc vành đai Kuiper chu du trên những quỹ đạo quái gở giao cắt với quỹ
đạo của hành tinh khác. Quỹ đạo của Sao Diêm Vương và bầy đoàn anh chị
em của nó gọi là các Plutino giao cắt với đường đi của Sao Hải Vương
quanh Mặt Trời. Các vật thể khác thuộc vành đai Kuiper lao tít vào vòng
trong hệ Mặt Trời, hấp tấp cắt qua quỹ đạo quay của các hành tinh. Nhóm
nhỏ này gồm có Halley là sao chổi nổi tiếng hơn cả.

Xa bên ngoài vành đai Kuiper, kéo dài đến quãng giữa đường tới những

ngôi sao gần nhất, là một kho sao chổi hình cầu gọi là đám mây Oort, đặt
theo tên Jan Oort, nhà thiên văn học người Đan Mạch đã suy luận ra sự tồn
tại của nó. Vùng này lý giải tại sao có sao chổi dài hạn, tức những sao chổi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.