VẬT LÝ THIÊN VĂN CHO NGƯỜI VỘI VÃ - Trang 91

mặt trăng hình củ khoai tây của Sao Hỏa mãi đến một trăm năm sau đó mới
được phát hiện. Mặt Trăng của Trái Đất bằng cỡ 1/300 đường kính Mặt Trời,
nhưng nó ở xa ta cũng bằng 1/300 khoảng cách đến Mặt Trời, khiến cho Mặt
Trời và Mặt Trăng có cùng kích cỡ trên bầu trời - sự trùng hợp chẳng tìm
được ở đâu khắp các tổ hợp hành tinh-mặt trăng khác trong hệ Mặt Trời, nhờ
đó mới có cảnh nhật thực toàn phần đẹp độc đáo trên ảnh chụp. Trái Đất
cũng khóa thủy triều (còn được gọi là khóa trọng lực) đối với Mặt Trăng,
khóa nó vào trục quay và để nó đi theo quỹ đạo quanh Trái Đất theo những
chu kỳ y hệt. Dù chuyện này xảy ra ở bất cứ đâu, vào bất kỳ lúc nào, thì Mặt
Trăng bị khóa chặt luôn chỉ hướng một mặt về phía hành tinh chủ của nó.

Hệ thống mặt trăng của Sao Mộc đầy rầy những vật thể cổ quái. Io, mặt

trăng gần Sao Mộc nhất, bị khóa thủy triều và chịu sự kéo giãn ảnh hưởng
lên cấu trúc do tương tác với Sao Mộc và các mặt trăng khác, qua đó bơm đủ
nhiệt vào quả cầu nhỏ này để làm nóng cháy phần đá bên trong; Io là nơi núi
lửa hoạt động mạnh nhất trong hệ Mặt Trời. Mặt trăng Europa (tên nữ thần
trong thần thoại Hy Lạp và cũng được đặt cho tên của châu Âu) của Sao
Mộc có đủ H

2

O sao cho cơ cấu tăng nhiệt của nó (hoạt động tương tự trên

Io) làm tan chảy lớp băng dưới bề mặt, chừa lại một đại dương ấm áp bên
dưới. (Một bạn cùng chỗ làm với tôi là họa sĩ từng hỏi liệu rằng các dạng
sống ngoài hành tinh từ Europa có phải gọi là European: người châu Âu hay
không. Vì không có câu trả lời khả dĩ nào khác nên tôi buộc phải đáp là
đúng vậy

*

.) Hình chụp cận cảnh bề mặt của Miranda, một trong số các mặt

trăng của Sao Thiên Vương, hé lộ những kiểu khuôn mẫu lệch lạc một cách
tệ hại, không thể ghép khít với nhau, như thể mặt trăng khốn khổ này từng
nổ tung rồi các mảnh vụn được dán keo lại một cách qua quýt. Nguồn gốc
của những đặc điểm lạ kỳ này vẫn còn là bí ẩn, nhưng có thể đến từ lý do
giản dị, chẳng hạn bởi vì các tảng băng trồi lên không được đồng đều.

Mặt trăng duy nhất của Sao Diêm Vương, Charon, quá lớn và gần đến

nỗi Sao Diêm Vương và Charon mỗi bên đều khóa thủy triều lẫn nhau: chu
kỳ tự quay quanh trục và quay quanh quỹ đạo của chúng là tương đồng.
Theo quy ước, mặt trăng sẽ được mang tên của nhân vật Hy Lạp có dính

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.