VẬT LÝ THIÊN VĂN CHO NGƯỜI VỘI VÃ - Trang 92

dáng với phiên bản Hy Lạp của các vị thần La Mã dùng đặt tên cho hành
tinh chủ

*

. Thần cổ đại có đời sống xã hội phức tạp, nên chẳng thiếu gì nhân

vật để mượn tên. Ngoại lệ duy nhất cho quy tắc này thuộc về các mặt trăng
của Sao Thiên Vương, chúng được đặt theo tên đủ loại nhân vật chính diện
trong văn chương Anh. Nhà vật lý người Anh Sir William Herschel là người
đầu tiên phát hiện ra một hành tinh nằm ngoài những gì mắt trần dễ dàng
nhìn thấy, thế nên ông sẵn sàng đặt tên hành tinh mới này theo tên nhà vua
mà ông nguyện trung thành phục vụ. Ví thử mà Sir William thành công,
danh sách các hành tinh trong tiếng Anh sẽ thành: Mercury (Sao Thủy),
Venus (Sao Kim), Earth (Trái Đất), Mars (Sao Hỏa), Jupiter (Sao Mộc),
Saturn (Sao Thổ), và Vua George. May thay, những đầu óc sáng suốt hơn đã
giành phần thắng và cái tên Uranus từ thần thoại cổ được đặt cho sao Uranus
(Sao Thiên Vương) vài năm sau đó. Nhưng đề xuất gốc của Sir William là
đặt tên các mặt trăng theo nhân vật trong kịch William Shakespeare và thơ
Alexander Pope thì đến nay vẫn còn là truyền thống. Trong số mười bảy mặt
trăng của nó, ta sẽ tìm thấy Ariel, Cordelia, Desdemona, Juliet, Ophelia,
Portia, Puck và Umbriel, với hai mặt trăng mới, Caliban và Sycorax, mới
được phát hiện vào năm 1997.

Vật liệu bị thất thoát khỏi bề mặt Mặt Trời ở tốc độ hai trăm triệu tấn

mỗi giây (tình cờ cũng gần trùng với tốc độ dòng chảy qua lưu vực sông
Amazon). Mặt Trời mất đi khối lượng này qua “gió mặt trời”, dưới dạng
những hạt tích điện năng lượng cao. Di chuyển đến hàng nghìn kilômét mỗi
giây, các hạt này chảy thành dòng qua không gian và bị từ trường của hành
tinh làm chệch hướng. Các hạt xoáy xuống về hướng cực Bắc từ và cực
Nam từ, gây ra va chạm với các phân tử khí, làm khí quyển phát sáng thành
hiện tượng cực quang nhiều màu sắc. Kính viễn vọng Không gian Hubble đã
phát hiện cực quang gần hai cực của cả Sao Thổ và Sao Mộc. Trên Trái Đất,
Bắc cực quang và Nam cực quang đóng vai trò liên tục nhắc nhở ta rằng có
một bầu khí quyển bảo vệ mới thật tuyệt vời biết bao.

Khí quyển của Trái Đất thường được miêu tả là dày hàng chục kilômét

phía trên bề mặt Trái Đất. Vệ tinh quay trên quỹ đạo “thấp” quanh Trái Đất

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.