&
Đó là đêm định mệnh. Về sau này tôi đã tự vấn lương tâm tại sao đêm ấy
tôi lại không chống cự quyết liệt để cuối cùng chịu thua trước lão già ấy?
Hình như tôi đã bị sự tác động của cái câu lão hứa hẹn vào đêm đầu tiên tôi
gặp lão: “Chú đã bố trí một đồng chí khác về chỗ của cháu. Cháu sẽ đảm
nhiệm công tác khác, quan trọng hơn.”
Trong thâm tâm, tôi vẫn nghĩ rằng mình sẽ có thể thay chỗ của chồng, làm
bí thư thành đoàn Cần Thơ… nên sau cú đẩy yếu xìu lên ngực lão, tôi đã
nằm bất động trên cái chõng tre lót nệm gòn rộng chừng một mét.
Trong nhiều năm, tôi vẫn tự biện hộ rằng đêm đó mình không làm rùm
beng chỉ vì muốn bảo vệ uy tín cho lãnh đạo, vì điều đó rất cần cho kháng
chiến. Nào ngờ, sau ngày thống nhất, gặp lại các nạn nhân của lão, tôi mới
biết rằng họ cũng dùng cái lý do cũ rích ấy để tự biện hộ cho mình.
Sáng hôm sau, có tin Trần Vũ mất tích. Người ta túa ra đi tìm. Còn nhà văn
Đức Hải thì ngồi viết báo cáo là Vũ đã chiêu hồi. Báo cáo viết chưa xong
thì có người phát hiện anh nằm ngoài bờ suối trong tình trạng sốt cao. Tôi
nấu cho anh một nồi cháo cá và cùng với Mười Thảo thay phiên nhau chăm
sóc.
Vài bữa sau, Vũ đã khá hơn. Đức Hải đem trả lại cho anh cái radio.
Khi ông ta đi rồi tôi bảo Vũ:
-Thấy mất anh, người ta nói anh đi chiêu hồi.
-Cô có tin không?
-Tin một nửa.
-Vậy tôi kể cho cô nghe một giai thoại trong truyện Tam Quốc nhé: Tào
Tháo có tội, phải đi trốn, tráng sĩ Trần Cung theo giúp. Hai người đến nhà
một người bạn tên Bá Xa, được ông này mời nghỉ lại, rồi đi mua rượu về
thếch đãi. Hai người nằm trốn trong phòng, chợt nghe bên ngoài có tiếng
gia nhân nói: “Bắt trói nó lại và giết đi.” Tức thì xông ra, gặp ai chém nấy.
Khi ra nhà sau, thấy con heo bị trói đang nằm dưới đất thì biết mình đã
giết lầm người. Bèn lên ngựa bỏ chạy. Giựa đường gặp Bá Xa đi mua rượu
về Tào Tháo bèn chém chết luôn. Trần Cung nói:”Lúc nãy ta đã giết lầm