hại nước ấy. Nhưng họ đã chày cối cho rằng để hóa mười mẫu đồng Mè
mấy vụ liền là điều khó thể tránh khỏi. Họ lơ đi những đòi hỏi của bà con.
Họ lẩn khỏi những vấn đề bà con nêu ra như đàn chạch chạy nắng tháng
sáu. Dân đói. Họ lo xây dựng hội trường thực lớn. Thưa anh, bà con xã viên
chúng em không cần cái hội trường để khoe mẽ ấy mà lúc nào cũng chỉ
mong muốn nồi cơm nhà mình thật đầy.
Cô gái ngừng một lát rồi nói tiếp:
- Dân nghèo mà ruộng lại bỏ hoang. Đó là sự khốn nạn không thể tha
thứ mà những người lãnh đạo địa phương phải hoàn toàn chịu trách nhiệm!
Cô gái vừa nói đến đây thì bác Nham hùng hổ lao tới. Bác túm tay
Cúc kéo giật lại và mặc cho bị phản đối cứ róng riết đẩy lùi về phía sau.
Đoạn bác tiến đến bí thư cất giọng giận dữ:
- Xin đồng chí bí thư đừng chấp. Con bé này ngỗ ngược. Mẹ nó đã
không biết dạy dỗ nó đến nơi đến chốn thì dân làng sẽ lo việc ấy. Từ bao
ngày nay nó luôn mồm chửi bới bà con là khốn nạn. Bà con làng Thị chúng
tôi không bao giờ như loài tôm tép cứt lộn lên đầu đâu đồng chí bí thư ạ.
Chúng tôi đã có đơn gửi lên lãnh đạo trình bày các vấn đề. Hôm nay đồng
chí về thăm bà con muốn nói để đồng chí nghe thêm cho rõ.
Lập tức có tiếng la ó:
- Vào đề đi! Vào đề đi!
Rồi hai nông dân nữa chen vai nhau bước lại. Rồi ai đó cuộn hẳn cái
mành lên cho người ngoài sân nhìn vào. Trẻ con reo hò ngoài ngõ cùng với
tiếng còi ô tô lát lát lại bim bim. Đến lúc này bí thư và chủ tịch xã mới kịp
có mặt. Tình thế đã chuyển hướng. Bác Nham chưa nói được lời nào tỏ ra
hậm hực và tuyên bố nội nhật ngày hôm nay phải gặp riêng bí thư huyện
ủy. Đại diện dân làng là anh Thùy, anh Ưng, anh Tân mời bí thư huyện ủy
thăm đồng. Các cán bộ chủ chốt của xã cùng đi tháp tùng. Tân lúc đầu