- Nghe nói có xảy ra xô xát?
Cả ba lại nhìn nhau. Rồi Tân giải thích:
- Chẳng hề có xô xát. Chỉ là tranh luận thôi ạ.
Cụ Tuần không hài lòng:
- Có súng nổ. Con Loan bắn phải không? Anh Thùy. - Ông già mở
tròn hai mắt - Anh dạy con cái cầm súng như thế phải không? Nghe nói
công an có về mà chẳng hiểu sao họ không bắt trói cả một lũ các anh lại.
Ba thành viên trong ban điều hành ngồi đuỗn dài mặt ra. Ông cụ vừa
nói vừa húng hắng ho và xem ra mệt lắm. Mặt cụ hơi hồng lên làm cho sắc
thái tươi tỉnh. Đôi mắt cụ loang loáng trở lại, vẻ tinh anh như những ngày
nào. Cụ thở. Rồi cụ xuống giọng trầm tĩnh như là tâm tình nhắn gửi:
- Đừng bao giờ nôn nóng. Gần chín mươi tuổi đầu, tôi đã sống qua bao
lần nước sôi lửa bỏng đến tai hại. Đòi ruộng về cũng phải sao cho có lý có
tình và trên dưới xuôi lòng. Bà con nông dân ta phải mong mỏi trước tiên là
sao cho mưa thuận gió hòa và càng tránh được những cơn hồng thủy
chướng giật nhiều bao nhiêu càng tốt.
Cụ im lặng. Cụ không còn sức nói nữa hoặc giả cụ để thời gian cho
người nghe suy nghĩ. Các thành viên trong ban điều hành sản xuất hiểu
ngay cụ mong muốn gì rồi. Cụ đã nhiều lần không giấu giếm sự ân hận về
những hành động quá khích của bà con ta trong những cao trào của từng
đợt vận động cách mạng. Ngày cải cách ruộng đất mới thật là bồng bột
ngây thơ, nghe ai mà lại gán cho ông Nguyễn Văn Ngà có mười hai mẫu
ruộng là huyện ủy viên Việt Nam Quốc dân đảng. Ông tham gia kháng
chiến như mọi người dân, làm chủ tịch Ủy ban hành chính kháng chiến xã,
làm phó chủ tịch Mặt trận Việt Minh Liên Việt huyện và nhiều công tác
khác. Ông có ba con trai thì một cầu an chạy vào Hà Nội, hai ở lại vùng căn
cứ kháng chiến và dạy học. Tới cải cách ruộng đất, nhiều bà con a dua nhau