VỀ TRONG MƯA BÃO - Trang 94

làng. Quan nhất thời, dân vạn đại. Bất cứ một ai quay lưng lại với bà con
chòm xóm đều có nghĩa là cầu rút ván, hậu quả lâu dài khó lường hết được.
Chi bộ làng Thị ủng hộ nhân dân làng Thị còn đảng ủy xã rất muốn giải
quyết vấn đề này sao cho êm đẹp, không gây căng thẳng, không mất lòng
cấp trên và lại được lòng cấp dưới, để không bị trên quở trách và cũng
không bị nhân dân la ó.

Bàn bạc với chủ tịch Hoàng lúc nào chẳng được vì tối đến anh ta dứt

khoát phải về làng ngủ với vợ con. Vấn đề sang làng Cao bàn bạc với dân
làng đó hệ trọng hơn nhiều. Việc này không dễ. Cả Thùy và Ưng đều không
dám nhận. Họ viện lý do chưa quen ăn nói, nhưng thực ra là ngại, mà trực
tiếp bàn bạc với dân chứ không phải là cấp ủy ban lãnh đạo gì cả. Đầu xuôi
đuôi lọt, dân có thông mọi việc mới trôi. Chuyện va chạm ở Mạn Điền chắc
chắn người làng Cao còn hậm hực khá lâu, nói chuyện với họ rất dễ dẫn
đến thượng cẳng chân hạ cẳng tay và điều này không kém phần hệ trọng,
giờ đây cần nhắc lại mới thấy dân làng Cao được huy động ra Mạn Điền
vừa rồi chủ yếu là xóm Cổng Và, nghĩa là đa số ngày xưa làm nghề cặp kè.

Làng Cao sinh ra từ ngày nào ở vùng nam sông Thưa không ai biết,

nhưng mọi thế hệ đang tồn tại đều thấy là một làng lớn vào loại nhất vùng
và, điều này lớp trẻ hôm nay không hiểu nhưng lớp trung niên trở lên rất rõ,
làng Cao thời phong kiến có những đặc điểm rất lạ về tập quán và sinh
hoạt. Làng Cao có bốn cổng là cổng Từ, cổng Đá, cổng Đông và cổng Và
đều to lớn, có sàn gác cho một tiểu đội tuần đinh ngủ canh phòng như cổng
Hột của làng Thị. Làng Cao có một xóm theo đạo Thiên chúa gọi là xóm
Cổng Từ và chẳng hiểu sao phát âm rất nặng không giống cách phát âm của
làng. Dân xóm ấy không thể gọi miếng thịt mà phải là miếng thịch, không
thể gọi chết mà gọi là chếch. Nghe đâu ngày xưa một trai làng đã nhại tiếng
nói của xóm đó bằng câu: "Kìa, chênh chếch, con vịch nó chạy, mau bắt về
làm thịch đánh tiết canh", thế là xảy ra hỗn chiến. Làng Cao có một xóm là
xóm Cổng Và từ thủa xa xưa hầu hết là các gia đình đàn ông đều làm nghề
cặp kè. Người ta quẩy một đôi sọt nhỏ đi khắp làng và khắp vùng dùng cái

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.