VỀ TRONG MƯA BÃO - Trang 95

cặp kè nhặt phân đầy gánh, tập trung về bán trên đường Hai mươi nơi ngã
ba nối với đường chạy vào cổng Đá. Ở đây chiều nào cũng họp chợ, chỉ bán
phân ấy, gọi là phân bắc, gồm những tay cặp kè trứ danh của làng Cao cùng
với những tay cặp kè trứ danh từ Đọ Lâm kéo xuống. Khách mua là những
người nông dân trồng màu. Mặc cả xong, thợ cặp kè gánh tới ruộng cho
người mua và đào đất ủ xong xuôi mới nhận tiền. Chợ phân làng Cao tấp
nập đông vui nghe nói không kém gì chợ phân làng Hui gần tỉnh lỵ. Chỉ có
cách mạng và kháng chiến mới qua đi tên gọi miệt thị đối với người làng
Cao là dân cặp kè. Lớp sinh sau đẻ muộn không biết từ ngữ ấy nhưng định
kiến còn hằn trong ký ức của bao lớp người đi trước.

Cử người sang hội ý với bà con cặp kè không thể ai khác ngoài Bùi

Danh Tân. Tự Tân cũng thấy trách nhiệm của mình. Anh do dự vì mình
không phải là xã viên. Anh chỉ là sĩ quan nghỉ hưu ở làng. Song việc làng
lại không trừ một ai. Anh nhận lời. Anh báo tin ngay chiều hay tối nay sẽ
sang làng Cao bàn bạc thì cụ Tuần vui hẳn lên. Cụ lần tìm tay anh và nắm
lấy:

- Phải đấy. Tôi tin ở anh! Anh Ưng nhà này hay anh Thùy nhiều khi

nổi nóng. Chắc các anh nhớ hồi kháng chiến chống Pháp, ai cũng nghĩ cứ
độc lập là sẽ sung sướng, là có chủ nghĩa xã hội với những ước mơ thành
sự thực. Đến cải cách ruộng đất, người ta lại đinh ninh rằng chia xong
ruộng đất cho người cày là chủ nghĩa xã hội cùng sướng vui đến chân làng
Kim Trang kia rồi. Giờ đây người ta mới hiểu thì ra bát cơm manh áo bao
giờ cũng đi với sự nhọc nhằn.

Cả ba im lặng. Cụ già gắng sức nói tiếp:

- Đi đi con ạ! Người làng ta và người làng Cao có lúc khích bác nhau

nhưng chưa bao giờ thù hằn nhau cả, không bao giờ được để xảy ra nổ súng
vào nhau như mới rồi.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.