sao lại thế và đã tìm ra câu trả lời: chiếc máy chữ đầu tiên được Chirstopher
Scholes phát minh ra năm 1873 để hoàn thiện kỹ năng viết. Nhưng nó nảy
sinh một vấn đề: nếu người ta đánh quá nhanh, các đầu mổ va đập vào nhau
và máy sẽ bị kẹt. Thế là Scholes đã nghĩ ra bàn phím QWERTY. Bàn phím
bắt buộc người đánh máy phải làm việc chậm hơn.
- Tôi không tin.
- Nhưng chuyện này là có thật. Và Remington – khi đó đang là nhà sản xuất
máy may – đã sử dụng bàn phím QWERTY cho những chiếc máy chữ đầu
tiên của mình. Điều này có nghĩa là ngày càng có nhiều người hơn phải tập
theo hệ thống này và ngày càng có nhiều hãng hơn sản xuất ra các bàn
phím như thế, cho đến khi nó trở thành chuẩn mực duy nhất hiện hành. Tôi
nhắc lại, bàn phím của máy chữ và máy tính được nghĩ ra là để người ta
dánh máy chậm hơn chứ không phải là nhanh hơn, bà hiểu chứ? Tuy nhiên,
bà cứ thử thay đổi vị trí của các chữ mà xem, sản phẩm của bà sẽ chẳng có
ai mua đâu.
Quả thật, khi lần đầu tiên nhìn thấy cái bàn phím, bà Mari cũng có ý nghĩ
tại sao nó lại được sắp xếp không phải theo trật tự bảng chữ cái. Nhưng sau
đó, không một lần nào bà đặt ra câu hỏi này nữa, vì nghĩ rằng, đây chính là
sơ đồ bố trí tối ưu để đánh máy nhanh.
- Bà đã bao giờ đến Florence chưa? – bác sĩ Igor hỏi.
- Chưa.
- Vậy thì bà nên đến. Cũng không đến nỗi xa lắm, và ví dụ thứ hai của tôi
có liên quan đến nó. Trong Nhà thờ Lớn của Florence có một chiếc đồng hồ
tuyệt đẹp được Paolo Uccelo chế tạo năm 1443. Hoá ra là chiếc đồng hồ
này có một điểm đặc biệt, tuy nó vẫn chỉ thời gian như bất cứ chiếcđồng hồ
nào khác, nhưng các kim đồng hồ lại chuyển động theo chiều ngược lại với
chiều mà chúng ta vẫn quen nhìn.
- Chuyện này thì có liên quan gì đến bệnh tình của tôi?
- Bây giờ bà sẽ hiểu. khi làm chiếc đồng hồ này, Uccelo không cố làm một
người khác thường: thực tế là vào thời đó có cả những chiếc đồng hồ quay
ngược lẫn những chiếc đồng hồ có kim chạy theo chiều đã trở nên quen
thuộc với chúng ta. Không rõ vì một lý do nào đó, có lẽ vì ông quận công