nữa: một chút điên rồ.
Bởi cha mẹ dù có thế nào đi nữa cũng sẽ rất yêu thương nàng như trước,
nhưng vì sợ làm cho họ đau xót, nàng đã không đủ can đảm trả cái giá cần
thiết để thực hiện ước mơ của mình. Cái ước mơ đã bị vùi sâu chôn chặt tận
cõi thẳm sâu trong tâm hồn nàng nhưng luôn được các buổi hoà nhạc hay
các câu thơ tuyệt hay làm sống lại. Thế nhưng lần nào cũng thế, khi ước mơ
của nàng thức tỉnh, thì cái cảm giác tuyệt vọng lại trở nên sâu sắc đến nỗi
nàng phải vội vã dập tắt ngay nó.
Từ nhỏ Veronika đã biết thiên hướng của nàng là gì: trở thành một nghệ sĩ
dương cầm.
Nàng biết về điều này ngay từ buổi học nhạc đầu tiên, khi ấy nàng mười hai
tuổi. Cô giáo đánh giá nàng là một cô bé rất có tài năng và khuyến khích
nàng trở thành nhạc công chuyên nghiệp. Ấy thế mà khi nàng vui sướng
với thắng lợi trong cuộc thi, nói với mẹ rtg nàng sẽ từ bỏ mọi thứ để dâng
hiến đời mình cho nghiệp chơi dương cầm, thì mẹ nàng lại lạ lùng nhìn
nàng và trả lời “Con gái bé bỏng của mẹ, chẳng có ai sống được bằng cái
nghề chơi dương cầm cả”.
“Nhưng chính mẹ muốn con học chơi đàn mà?”
“Chỉ là để phát triển năng khiếu âm nhạc của con mà thôi. Đàn ông họ đánh
giá cao điều này, và nhờ thế con có thể nổi bật trong các buổi dạ hội. Thế
nên con quẳng ngay khỏi đầu cái đàn dương cầm của con đi và hãy đi học
lấy cái bằng luật – đó mới là nghề của tương lai”.
Veronika đã làm theo lời mẹ, vì nàng tin rằng mẹ đã có đủ kinh nghiệm
sống để đưa ra những lời khuyên đúng đắn. học xong phổ thông, nàng thi
vào trường luậ,t rồi nhận tấm bằng cử nhân luật với những điểm số cao,
nhưng kết cục lại chỉ làm cái chân thủ thư.
Mình đã thiếu đi một chút điên rồ.